vĐồng tin tức tài chính 365

Nhà ở xã hội sao không cho thuê?

2023-06-20 09:55
Khu nhà ở xã hội Blue Sky Tower vừa được xây dựng tại phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức (TP.HCM)  - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Khu nhà ở xã hội Blue Sky Tower vừa được xây dựng tại phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức (TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thảo luận cũng xoay quanh việc Nhà nước hay tư nhân đóng vai trò chính? Và quan trọng xây nhà ở xã hội nên hướng đến việc thuê hay bán?

Thực tế hiện nay tại nhiều đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, các dự án nhà ở đang chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân xây dựng. Dự án đầu tư bằng vốn ngân sách ít ỏi. Để thu hồi vốn nhanh, hầu như chủ đầu tư chọn bán thay vì cho thuê đối với loại hình nhà ở xã hội.

Chỉ nên tập trung nhà cho thuê?

Nhìn nhận thực tế này, đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) cho rằng dự luật đang hướng đến mục tiêu cho người dân có quyền sở hữu nhà ở xã hội, thay vì bảo đảm quyền có chỗ ở hợp pháp. Trong khi việc mua để sở hữu một căn hộ dù trả góp là gánh nặng lớn, vượt sức của nhiều người thu nhập thấp.

Và theo ông Hiển, kinh nghiệm nhiều nước cho thấy chính sách nhà ở xã hội đều hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là tạo nơi ở cho người dân. 

Bởi vậy, các nước làm nhà ở xã hội hầu như để cho thuê. Cũng vì vậy, chính sách có sự tách bạch giữa chính sách phát triển với chính sách quản lý, vận hành. 

Chủ đầu tư làm xong dự án sẽ có tổ chức khác chuyên biệt đảm nhận việc quản lý, vận hành để đảm bảo mục tiêu hỗ trợ nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp. 

Các tổ chức quản lý và vận hành dù công hay tư đều song hành với chủ đầu tư từ giai đoạn phát triển dự án, cam kết mua nhà, các căn hộ với mức giá hợp lý để cho thuê dài hạn.

Đại biểu Hiển kiến nghị sửa đổi khái niệm nhà ở xã hội chỉ áp dụng hình thức cho thuê, không quy định hình thức mua, cho thuê mua. 

Nhà nước sớm hoàn thiện các quy định về nhà ở xã hội cho thuê, tạo cơ sở cho việc bố trí các nguồn vốn hỗ trợ phù hợp, đặc biệt nguồn vốn ngân sách, cũng như thiết lập các tổ chức chuyên biệt quản lý và vận hành nhà ở xã hội.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) cho rằng nếu chỉ thiên về xây dựng nhà ở xã hội để bán sẽ không đáp ứng được nhu cầu về nguồn cung và khả năng tài chính của phần đông người dân. 

Theo ông Thành, số liệu khảo sát chỉ có 1/5 số lượng đáp ứng được nhu cầu của loại hình này. Trong khi chiến lược phát triển nhà ở cho thuê của nhiều quốc gia thành công như Singapore, Malaysia... là bài học kinh nghiệm quý.

Ông Thành đề nghị Nhà nước cần có chính sách mạnh mẽ, đột phá tập trung ưu tiên cho loại hình nhà ở cho thuê, cho thuê mua để phù hợp với phần lớn người lao động. 

Ông cũng đề nghị Nhà nước sử dụng các công cụ thuế, tín dụng hỗ trợ đầu tư từ ngân sách, chính sách đất đai để bù vào giá trị cần đầu tư tăng thêm trên nguyên tắc kinh tế thị trường để giảm giá bán, giá thuê nhà cho các đối tượng chính sách và coi đây là nguồn vốn đầu tư cho an sinh xã hội.

Dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân đang được xây dựng tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức (TP.HCM) - Ảnh: T.T.D.

Dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân đang được xây dựng tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức (TP.HCM) - Ảnh: T.T.D.

Nhà nước có đủ nguồn lực làm?

Nói về đề xuất của đại biểu Hiển, đại biểu Ngô Trung Thành (Đắk Lắk) dù thấy đề xuất hợp lý nhưng băn khoăn: "Để thực hiện được, Nhà nước phải bỏ ra một nguồn lực rất lớn, điều này vượt quá khả năng thực tế. Đối với nhà đầu tư thì việc bỏ tiền chẵn ra rồi thu tiền lẻ về cũng rất khó thu hút được đầu tư, như tình trạng đã xảy ra thời gian qua".

Tranh luận lại ý kiến này, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho rằng nên phát triển nhà cho thuê. Về lo lắng Nhà nước không có đủ tiền, theo ông Ngân, nên rà soát quỹ tài sản công bỏ hoang lãng phí để bán đấu giá tạo nguồn vốn. 

"Nếu Chính phủ rà soát và Quốc hội giám sát việc này thì sẽ có một nguồn lực tài chính rất lớn để đầu tư nhà cho thuê", ông Ngân nói.

Ở góc độ khác, cho rằng việc dự thảo luật chỉ cho công nhân, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là không hợp lý, nhiều đại biểu kiến nghị nên mở rộng đối tượng. 

Đại biểu Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) cho rằng thay vì bó hẹp như dự luật, cần mở rộng đối tượng ra cả khu vực ngoài khu công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động và công nhân khu vực này rất cần có chính sách quan tâm của Nhà nước về hỗ trợ nhà ở.

Phát biểu và đưa ra giải pháp, đại biểu Nguyễn Đình Khang - chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam - cho biết tổng liên đoàn đã hoàn thành đầu tư thí điểm dự án thiết chế công đoàn tại Khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) với năm chung cư (gồm 244 căn hộ) và đã cho thuê đạt tỉ lệ 100%. 

Giá thuê nhà ở thấp hơn so với giá nhà trọ xung quanh, nhưng chất lượng ở tốt hơn rất nhiều. Nguồn tài chính thu được từ việc cho thuê tiếp tục được tổng hợp để bố trí đầu tư tại các địa điểm khác.

Theo ông Khang, tổng liên đoàn đang phối hợp với UBND các tỉnh thành kêu gọi nhà đầu tư xây dựng nhà ở thuộc quy hoạch khu thiết chế công đoàn. Dự kiến giai đoạn 2023 - 2025, việc triển khai dự án được thực hiện tại 13 địa phương, tạo ra 11.554 căn hộ. 

Đến năm 2030 tại các địa phương khác tạo lập được 13.455 căn hộ. Nếu được Quốc hội thông qua nội dung, tổng liên đoàn trực tiếp tham gia đầu tư dự án nhà ở tại khu thiết chế công đoàn để cho công nhân thuê. 

Tổng liên đoàn sẽ chủ động trong việc đầu tư và dự kiến đến năm 2030 sẽ xây dựng ít nhất tại bảy địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM.

Gia đình chị Linh, công nhân của một công ty ở quận 12 (TP.HCM) đang thuê nhà trọ ở quận Bình Tân, mong có một căn hộ giá rẻ hoặc cho thuê phù hợp với lương công nhân - Ảnh: HỮU HẠNH

Gia đình chị Linh, công nhân của một công ty ở quận 12 (TP.HCM) đang thuê nhà trọ ở quận Bình Tân, mong có một căn hộ giá rẻ hoặc cho thuê phù hợp với lương công nhân - Ảnh: HỮU HẠNH

Ông HỒ ĐỨC PHỚC (bộ trưởng Bộ Tài chính):

Nhà nước phải duyệt giá

Tôi cho rằng đối với nhà ở xã hội dù là Nhà nước bỏ vốn hay không bỏ vốn thì đều phải duyệt giá. Bởi với nhà ở xã hội, Nhà nước không thu tiền sử dụng đất, đối tượng mua là theo đối tượng quy định và Nhà nước phải duyệt đối tượng, có nghĩa là những người yếu thế này phải được mua nhà với giá rẻ.

Do đó, Nhà nước bỏ tiền ra làm nhà ở xã hội, đương nhiên Nhà nước phải duyệt giá.

Còn đối với doanh nghiệp bỏ tiền ra xây dựng, việc Nhà nước phải duyệt giá là do doanh nghiệp chỉ xây dựng và hình thành thêm tài sản trên đất, còn đất đã được Nhà nước miễn, tức là giúp doanh nghiệp có mức giá phù hợp.

Khu nhà ở xã hội Becamex Định Hòa dành cho công nhân ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương  - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Khu nhà ở xã hội Becamex Định Hòa dành cho công nhân ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bình Dương thành công với nhà ở xã hội

Trong đó, mô hình nhà ở xã hội giá chỉ từ 100 triệu đồng/căn do Tổng công ty Becamex IDC (vốn nhà nước chi phối thuộc UBND tỉnh Bình Dương) đầu tư đã tạo thành "thương hiệu" nổi tiếng cả nước.

Ông Nguyễn Văn Hùng - chủ tịch HĐQT Tổng công ty Becamex IDC - cho biết sau hơn 10 năm triển khai, đã có trên 47.500 căn nhà ở xã hội được hoàn thành tại các đô thị như Thuận An, Thủ Dầu Một, Bến Cát, Bàu Bàng…

Tuy nhiên, với đặc thù là tỉnh có tới trên 52% dân số là người nhập cư, tốc độ tăng dân số cơ học cao nên nhu cầu về nhà ở xã hội tại Bình Dương còn rất lớn.

Dự kiến còn hơn 118.000 căn nhà ở xã hội sẽ được Becamex IDC xây dựng trong thời gian tới tại liền kề các khu công nghiệp, nhà máy để giải quyết chỗ ở "an cư lạc nghiệp" cho người lao động.

Một số chủ đầu tư khác tại Bình Dương cũng phát triển các căn chung cư xã hội với diện tích nhỏ, giá vừa phải nên được người tiêu dùng ưa chuộng và mua hết khá nhanh. Nhiều doanh nghiệp lớn có hàng chục ngàn công nhân cũng chủ động xây nhà ở xã hội để bán cho người lao động của mình.

Theo một cán bộ am hiểu, kinh nghiệm để Bình Dương phát triển nhà ở xã hội khá thành công vì tỉnh coi như đây là các "công trình tạo lực" cho các nhà máy, khu công nghiệp nên cố gắng tiết giảm chi phí để người lao động có thể "gom tiền thuê trọ thành nhà".

Với giá thành rẻ, người lao động thay vì phải trả tiền thuê trọ hằng tháng thì chỉ cần bỏ ra khoản vốn ban đầu vài chục triệu đồng, sau đó mỗi tháng trả góp chỉ trong khoảng 5 năm là sở hữu nhà.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, ngoài các dự án nhà ở xã hội thì địa phương này còn chú trọng phát triển nhà ở công nhân cho thuê để phục vụ nhu cầu đa dạng của người lao động. Hiện toàn tỉnh có trên 886.000 phòng trọ cho thuê.

Trong định hướng phát triển nhà ở sắp tới tỉnh cũng nghiên cứu các cơ chế chính sách để cải tạo phòng trọ, đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn mới cho người lao động.

Toàn tỉnh Bình Dương hiện có tới 105ha đất để xây dựng nhà ở xã hội thuộc 33 dự án nhà ở thương mại phải dành quỹ đất (theo quy định phải chiếm 20% tổng diện tích) để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên hiện nay các chủ đầu tư chưa triển khai.

Ông Võ Văn Minh - chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cho biết sau những biến cố như dịch bệnh COVID-19 thì càng thấy việc triển khai các giải pháp an sinh, trong đó có xây dựng nhà ở xã hội càng quan trọng.

Bình Dương ngoài việc khuyến khích các chủ đầu tư xây dựng theo quỹ đất hiện có, cơ quan chức năng cũng sẽ nghiên cứu phát triển thêm các quỹ đất khác để xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trong thời gian tới.

Bình Dương là địa phương khá thành công với nhiều dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân đã được đưa vào sử dụng.

BÁ SƠN

Đại biểu PHẠM VĂN THỊNH (Bắc Giang):

Nới rộng điều kiện cho đối tượng mua, thuê

Việc làm nhà ở xã hội tại Bắc Giang triển khai khá nhanh nhờ những ưu tiên của tỉnh về quy hoạch quỹ đất, nguồn lực, hỗ trợ thủ tục hành chính, cũng như sự quyết liệt giải phóng mặt bằng bàn giao cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, hiện nay công nhân muốn mua nhà ở xã hội nhưng lại không đáp ứng điều kiện "không có nhà ở, đất ở nào khác" vì ở quê có thể đã có nhà. Như với dự án nhà ở xã hội thị trấn Nếnh (huyện Việt Yên), giai đoạn 1 có 4.000 căn hộ, chủ đầu tư đang hoàn thiện để đưa vào sử dụng.

Dù vậy, hơn một năm rưỡi chỉ mới xét duyệt đúng đối tượng được 20% quỹ nhà. Với khó khăn này, các chủ đầu tư có nguy cơ vỡ nợ vì không có khách hàng đủ điều kiện.

Do đó kiến nghị cần nới điều kiện cho các đối tượng được mua, thuê nhà ở xã hội. Ngoài ra nên cho phép các doanh nghiệp mua hoặc thuê mua các căn hộ nhà ở xã hội số lượng lớn với điều kiện phải cho người lao động của doanh nghiệp ở.

TH.CHUNG


Tránh quan niệm nhà ở xã hội là "nhà ở cho đối tượng loại 2, giá rẻ, chất lượng kém"Tránh quan niệm nhà ở xã hội là 'nhà ở cho đối tượng loại 2, giá rẻ, chất lượng kém'

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành đề nghị cần tránh quan niệm bất thành văn nhà ở xã hội là nhà ở cho đối tượng loại 2, giá rẻ, đi cùng chất lượng kém.

Xem thêm: mth.86183548002603202-euht-ohc-gnohk-oas-ioh-ax-o-ahn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhà ở xã hội sao không cho thuê?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools