vĐồng tin tức tài chính 365

Hội thảo khoa học giới thiệu, kết quả nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ tại các QTDND

2023-06-21 07:46

Theo nội dung báo cáo đề tài, sau gần 28 năm hình thành và phát triển hệ thống các QTDND đã khẳng định được vai trò của mình trong hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế địa phương, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng ở các vùng nông thôn, giảm nạn tín dụng đen và giảm đói nghèo.

Hiện nay, hệ thống QTDND đang trong giai đoạn triển khai Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 209/QĐ-NHNN, ngày 31/1/2019. Để thực hiện có hiệu quả Đề án này, nhiều giải pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ, trong đó, hình thành một hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ (KTNB) chặt chẽ, phù hợp với thực tế hoạt động của các QTDND có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động, tính bến vững trong phát triển của QTDND.

Theo nội dung báo cáo của đề tài, hoạt động KSNB là một quá trình quản lý, hệ thống KSNB không chỉ là một thủ tục hay một chính sách được thực hiện ở một vài thời điểm nhất định mà được vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp độ trong tổ chức. Hệ thống KSNB gắn với con người, từ HĐQT, BĐH đến toàn thể nhân viên đều tham gia định ra mục tiêu kiểm soát, thiết lập ra cơ chế kiểm soát và vận hành chúng. Ba mục tiêu chính của KSNB cần được đảm bảo đó là: đảm bảo các hoạt động hiệu quả và an toàn; đảm bảo thông tin kịp thời và đáng tin cậy; đảm bảo tuân thủ các quy định. Hệ thống KSNB cần phát huy được hiệu quả kiểm soát rủi ro trong tổ chức nhưng cũng không được làm mất đi động lực tạo doanh thu và lợi nhuận.

E:Bai nam 2023Thang 6VCLIMG-3946.JPG

TS. Nguyễn Hồng Yến (Học viện Ngân hàng) đại diện nhóm nghiên cứu Đề tài trình bày tại Hội thảo

Không có một mô hình KSNB chung để có thể áp dụng cho các tổ chức khác nhau. Tính chất khác biệt trong mô hình hoạt động, cấu trúc rủi ro và đặc điểm của từng thị trường… có thể dẫn tới những yêu cầu khác nhau đối với hệ thống KSNB. Việc thiết lập hệ thống KSNB cần học hỏi những quy chuẩn chung, những thông lệ tốt nhất, nhưng cũng căn cứ trên các đặc tính riêng khác của tổ chức và môi trường mà tổ chức đó hoạt động.

Nội dung của đề tài cũng nêu rõ, kiểm toán nội bộ (KTNB) là quá trình hoạt động một cách hệ thống, có kỷ luật và độc lập của những người có thẩm quyền trong tổ chức nhằm kiểm tra, đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của các thông tin tài chính và phi tài chính của tổ chức mình, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rủi ro, KSNB và quản trị điều hành của tổ chức. Mục tiêu chủ yếu của KTNB là nhằm bảo đảm rằng tổ chức đang quản lý công việc một cách rõ ràng và cẩn trọng theo đúng quy định của pháp luật cũng như đang áp dụng những chính sách và thông lệ về quản trị phù hợp giúp họ kiểm soát được những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình hoạt động. Đồng thời, khác với kiểm tra đơn thuần, kiểm toán cần phải đảm bảo mục tiêu thực hiện tư vấn giúp tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Thay mặt nhóm nghiên cứu, TS. Nguyễn Hồng Yến (Học viện Ngân hàng) cho biết, cơ sở pháp lý của việc xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ QTDND hiện vẫn đang thực hiện theo Thông tư số 44/2011/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này được xây dựng chung cho các loại hình TCTD khác nhau, bao gồm cả ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các TCTC phi ngân hàng, QTDND… Ngày 18/5/2018, NHNN đã ban hành Thông tư số 13/2018/TT-NHNN nhằm quy định riêng cho hệ thống kiẻm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Như vậy, trong thời gian tới việc xây dựng một hành lang pháp lý riêng về hệ thống KSNB và KTNB của các QTDND sẽ là cần thiết.

Nhóm nghiên cứu đề suất một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ cho hoạt động của các QTDND. Theo đó, việc quy định về hệ thống KSNB và KTNB cho các QTDND có thể quy định theo 3 tuyến phòng thủ như các NHTM, nhưng cần phải được quy định đơn giản hơn.

Cụ thể, tuyến phòng thủ thứ nhất là các chính sách và cơ chế kiểm soát nội bộ được gài đặt vào trong quy trình hoạt động nghiệp vụ trực tiếp, giao dịch trực tiếp với các thành viên của quỹ tín dụng nhân dân. Đây là tuyến đầu tiên kiểm soát và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Tuyến phòng thủ thứ hai là cấp độ kiểm tra nội bộ hoặc quản lý rủi ro tại quỹ tín dụng nhân dân. Đây có thể là phòng ban (nếu quy mô quỹ tín dụng nhân dân lớn) hoặc cán bộ chuyên trách (nếu quy mô quỹ tín dụng nhân dân nhỏ) phụ trách định kỳ kiểm tra, soát xét lại hoạt động của các phòng nghiệp vụ, các quy trình hoạt động ở tuyến phòng thủ thứ nhất. Tuyến phòng thủ này chủ yếu thực hiện chức năng quản lý rủi ro và giám sát tuân thủ. Tuyến phòng thủ thứ hai trực thuộc giám đốc, có trách nhiệm báo cáo ngay và trực tiếp lên Giám đốc khi có những dấu hiệu rủi ro phát hiện được trong quá trình kiểm tra.

Tuyến phòng thủ thứ ba là vòng bảo vệ bởi kiểm toán nội bộ. Đây là bộ phận trực thuộc ban kiểm soát và không thuộc ban điều hành của quỹ tín dụng nhân dân. Tuyến phòng thủ này có độ bảo vệ rộng nhất và độc lập với mọi hoạt động kinh doanh và điều hành của quỹ tín dụng nhân dân. Tuyến này có nhiệm vụ đánh giá một cách độc lập, khách quan về tính đầy đủ và hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro của 2 tuyến phòng thủ trước.

Trên cơ sở khảo sát tổng quan nghiên cứu về KSNB và KTNB tại QTDND, Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của hệ thống KSNB, các cấu phần của hệ thống KSNB theo khuôn khổ của COSO 2013 với 5 cấu phần được cụ thể hoá bởi 17 nguyên tắc và những quy định về KSNB cho nhóm ngân hàng và các tổ chức tài chính của Ủy ban Basel thông qua 13 nguyên tắc cũng chia thành 5 nhóm yếu tố có quan hệ chặt chẽ với khuôn khổ của COSO. Đề tài cũng đã làm rõ được sự khác biệt giữa KSNB và KTNB làm cơ sở lý thuyết cho việc khảo sát thực trạng và đưa ra đề xuất. Đề tài cũng đã hệ thống hóa đầy đủ khung pháp lý về hệ thống KSNB và KTNB QTDND cũng như các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về các hoạt động của QTDND. Đây là cơ sở quan trọng cho việc khảo sát thực trạng và đưa ra đề xuất...

NN

Xem thêm: 330075VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hội thảo khoa học giới thiệu, kết quả nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ tại các QTDND”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools