vĐồng tin tức tài chính 365

Đồng Tháp: Hơn 44 km bờ sông nằm trong khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm

2023-06-21 13:13

Hơn 44 km bờ sông nằm trong khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có báo cáo Bộ NN&PTNT về kết quả thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù, tỉnh Đồng Tháp không xây dựng kế hoạch tổng thể phòng, chống sạt lở bờ sông, nhưng địa phương đã thực hiện Dự án đo đạc, giám sát đánh giá ổn định bờ sông Tiền và thiết lập hành lang sạt lở tại khu vực đông dân cư và cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh.

Tính đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp còn khoảng hơn 44,32 km bờ sông nằm trong khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm cần phải có giải pháp xử lý ngăn chặn.

Vào năm 2021, Đồng Tháp thực hiện thí điểm lắp đặt biển báo, thả phao phân luồng và camera giám sát bảo vệ công trình kè sông Tiền tại kè Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò. Qua theo dõi, trích xuất camera kết hợp tuần tra cũng phát hiện nhiều trường hợp vi phạm như tàu, ghe neo đậu sát chân kè, các phương tiện khai thác đánh bắt thủy sản trong hành lang bảo vệ công trình...

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm khai thác cát ở lòng sông làm gia tăng nguy cơ gây sạt lở bờ sông. Từ năm 2020-2022, Công an tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện 35 vụ vi phạm trong bàn giao về địa phương và Công an tỉnh An Giang xử lý 30 vụ).

Đồng Tháp: Hơn 44 km bờ sông nằm trong khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm ảnh 1
Kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực chợ Bình Thành liên tục sạt lở. Ảnh: HD

Trước diễn biến sạt lở bờ sông Tiền ngày càng nghiêm trọng, những năm qua với nguồn lực của địa phương và Trung ương; tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư xây dựng nhiều công trình kè phòng chống sạt lở bờ sông nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng và đã phát huy hiệu quả cao, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông gây ra.

Cụ thể, tỉnh đã và đang triển khai 8 công trình, chuẩn bị đầu tư thêm 4 công trình khác. Những công trình kè đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đã mang lại hiệu quả tích cực, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông gây ra, góp phần ổn định dân cư và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Đồng Tháp: Hơn 44 km bờ sông nằm trong khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm ảnh 2

Vụ sạt lở tại khu vực bờ kênh Cần Lố, đoạn gần Đình thần Trà Bông, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp hồi tháng 5

Tuy nhiên, UBND tỉnh cho biết cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông đến năm 2030

Theo UBND tỉnh, năm 2022, Đồng Tháp chưa nhận được hỗ trợ di dân do Trung ương do chưa được phân bổ vốn và chưa ban hành hướng dẫn xây dựng chính sách mới giai đoạn 2021-2025 nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế địa phương.

Công tác quản lý xây dựng còn hạn chế nên tồn tại các công trình nhà ở, bến bãi xây dựng trái phép lấn chiếm lòng dẫn cản trở thoát lũ; công trình giao thông nông thôn nằm ngay sát bờ sông, phương tiện giao thông bộ chưa quản lý tải trọng cho phép, phương tiện giao thông thủy chạy với tốc độ lớn dẫn đến hiện tượng sạt lở cục bộ; nuôi thủy sản bằng bè ngoài quy hoạch lấn chiếm mặt sông làm thu hẹp mặt cắt ướt lòng sông và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng có những tác động đến quá trình sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Trước diễn biến phức tạp của sạt lở bờ sông Tiền, sông Hậu, nhằm kịp thời khắc phục tình trạng sạt lở, đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, UBND tỉnh Đồng Tháp kiến nghị được bổ sung ngân sách Trung ương cho tỉnh giai đoạn 2021-2025 với số tiền hơn 49 tỉ đồng để hoàn trả tạm ứng ngân sách tỉnh đã hỗ trợ người dân ổn định chỗ ở trong những năm qua.

Hơn 3.700 tỉ giải quyết công trình lấn chiếm kênh, rạch

Theo số liệu khảo sát sơ bộ, tổng số trường hợp công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh là 43.323 trường hợp có nguy cơ gây sạt lở bờ sông. Nguyên nhân chính do lịch sử để lại, việc xây dựng nhà ở, công trình lấn, chiếm sông, kênh, rạch đã tồn tại từ rất lâu; ý thức chấp hành pháp luật về trật tự xây dựng của một bộ phận người dân còn hạn chế, cố tình lấn, chiếm đất để xây dựng nhà ở, công trình phụ trợ; tập quán gắn liền với sinh kế.

Để giải quyết thực trạng này, Sở Xây dựng đang dự thảo Chương trình giải quyết tình trạng xây dựng công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, trình UBND tỉnh tỉnh ban hành (tổng kinh phí thực hiện khoảng 3.774 tỉ đồng)

Đồng thời Đồng Tháp kiến nghị Bộ NN&PTNT sớm ban hành văn bản hướng dẫn, quy định quy trình bố trí, ổn định dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 590 của Thủ tướng Chính phủ, làm cơ sở để địa phương triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT và Bộ KH&ĐT xem xét, hỗ trợ tỉnh 30% kinh phí thực hiện Chương trình giải quyết nhà ở lấn chiếm sông, kênh, rạch (tương đương 1.132 tỉ đồng).

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 18 vụ sạt lở ở các sông, kênh rạch nội đồng với tổng chiều dài là 553 m, diện tích khoảng 1.941 m2, làm sập 3 căn nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến 14 hộ dân, ước thiệt hại hơn 1,3 tỉ đồng.

Đáng lưu ý là chỉ trong vòng 2 tháng (từ 28-3 đến 6-6 riêng huyện Cao Lãnh đã xảy ra 12 vụ sạt lở với chiều dài là 345 m, diện tích sạt là 1.285 m2, 2 hộ phải tháo dỡ di dời.

HẢI DƯƠNG

Xem thêm: lmth.297837tsop-meih-yugn-teib-cad-ol-tas-cuv-uhk-gnort-man-gnos-ob-mk-44-noh-paht-gnod/nv.olp

“Đồng Tháp: Hơn 44 km bờ sông nằm trong khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools