vĐồng tin tức tài chính 365

Điểm tin kinh tế 25-26/5: Gần 300.000 tấn gạo được xuất sang Trung Quốc; Anh muốn loại bỏ Huawei khỏi mạng 5G

2020-06-06 20:12

Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin kinh tế nổi bật trong nước và quốc tế trong 2 ngày (25-26/5).

Nước Anh bất ngờ muốn loại bỏ tối đa Huawei khỏi mạng 5G

Theo tin từ tờ Daily Telegraph ngày 23/05, Thủ tướng Johnson yêu cầu các quan chức lên kế hoạch nhằm giảm sự tham gia của hãng Huawei trong cơ sở hạ tầng tại nước Anh “về 0” vào năm 2023. Ông Johnson kỳ vọng việc giảm phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ là biện pháp thúc đẩy đàm phán thương mại với Hoa Kỳ sau khi nước Anh rút khỏi liên minh châu Âu (EU).

Trước đó, Daily Telegraph cũng đưa tin, Thủ tướng Anh thể hiện rõ quan điểm muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các mặt hàng nhập khẩu chiến lược và nguồn cung y tế quan trọng. Thời gian vừa qua, Trung Quốc bị chỉ trích nặng nề vì cách ứng phó dịch bệnh ban đầu xuất phát từ Thành phố Vũ Hán tuy rằng Bắc Kinh bác bỏ mọi cáo buộc không minh bạch về dịch bệnh Covid-19.

Các quan chức được ông Johnson chỉ thị cần đưa ra phương án nhằm giảm sự tham gia của Huawei đối với mạng 5G nhanh nhất có thể.

Với những thông tin như vậy thì nước Anh được nhìn nhận là đã có sự chuyển hướng đột ngột, vào tháng 1/2020 vừa qua nước Anh cho phép Huawei tham gia không quá 35% đối với các bộ phận không nhạy cảm của mạng 5G.

Đến cuối tháng 4/2020, nước này vẫn cho phép hãng công nghệ của Trung Quốc cùng xây dựng mạng 5G. Sau đó Hoa Kỳ liên tục lên tiếng về quan ngại đối với thiết bị Huawei và cảnh báo đồng minh nếu sử dụng sản phẩm của Huawei trong mạng 5G có nguy cơ không được chia sẻ thông tin tình báo gồm 5 nước Úc, New Zealand, Canada, Mỹ và Anh. Có lẽ giờ là thời điểm mang tính quyết định của nước Anh trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, mà đối tượng đang được đặt lên bàn cân, đó chính là số phận của tập đoàn Huawei trong thị trường truyền thông tại Anh.

Gần 300.000 tấn gạo được xuất sang Trung Quốc

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 2,11 triệu tấn, thu về 990,79 triệu USD tăng 10,9% về kim ngạch và tăng 9,9% về giá so với 4 tháng cùng kỳ năm 2019.

Thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam là Philippines đạt 902.061 tấn, tương đương 401,27 triệu USD, chiếm 42,8% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước và chiếm 40,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Mặc dù xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đứng vị trí thứ hai nhưng tăng rất mạnh, hơn 130% về lượng, tăng gần 172% về kim ngạch, tăng 17,8% về giá so với cùng kỳ năm 2019. Lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này đạt 273.529 tấn, chiếm gần 13% trong tổng lượng và chiếm 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã gấp gáp thực hiện các hợp đồng đã ký trước lệnh cấm xuất khẩu (được đưa ra vào tháng 3).

Hiện nay, Việt Nam đã nối lại hoàn toàn hoạt động xuất khẩu. Dữ liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy 2/5 đến 17/5 gần 150.000 tấn gạo được chuyển lên tàu tại các cảng, trong đó phần lớn được xuất khẩu sang Philippines.

Đầu tư quá xa xỉ vào cơ sở hạ tầng có ‘cứu’ kinh tế Trung Quốc?

Sau khi Trung Quốc công bố kế hoạch chính sách kinh tế 2020, Bloomberg đã đăng tải bài bình luận vào ngày 23/05 của ông David Fickling, chuyên gia trong mảng hàng hóa, doanh nghiệp công nghiệp và tiêu dùng về tính thực tế của kế hoạch này.

Theo báo Tuổi trẻ online trích dẫn từ hãng Bloomberg, ngày 22/5, Trung Quốc tung ra thêm 526 tỷ USD trái phiếu địa phương nhằm hỗ trợ nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19 

Theo ông Fickling, liệu Trung Quốc có thể tiếp nhận bao nhiêu biện pháp kích thích kinh tế nữa trong giai đoạn khủng hoảng hiện tại.

Năm 2008, Trung Quốc từng tung ra gói kích thích 562 tỷ USD nhằm đối phó cuộc khủng hoảng tài chính. Vào những năm 2000, Trung Quốc  thu hút chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ nguồn nhân công giá rẻ của mình.

Hiện nay, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới  có mức thu nhập trung bình, cơ sở hạ tầng hiện đại và thị trường tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, ông Fickling nhận định , mọi nỗ lực thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế sau đại dịch COVID-19 bằng các kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh có thể là sai lầm.

Ông Fickling cho biết,”Trung Quốc đã đầu tư quá xa xỉ vào cơ sở hạ tầng trong thập kỷ qua, đến mức nguồn vốn công cộng của họ giờ đây đã vượt mức cơ sở theo đầu người của Anh, Tây Ban Nha, Đức, Hàn Quốc mặc dù sản lượng kinh tế vẫn thấp hơn nhiều lần”.

Cũng theo ông Fickling, việc Bắc Kinh tiếp tục chi thêm ngân sách khó mang tới hiệu ứng như trước đây cho GDP của Trung Quốc, thậm chí có thể khiến khả năng hoàn vốn của các dự án đầu tư trong tương lai sụt giảm. Nếu không giải quyết được nguồn lao động đang thu hẹp và năng suất lao động giảm, kế hoạch này có thể gây ra tình trạng đình trệ kinh tế cần nhiều năm để giải quyết.

Việc tăng trưởng nguồn vốn mà không đánh giá, xem xét về khả năng cải thiện năng lực sản xuất có thể sẽ dẫn đến thất bại trong việc tăng trưởng kinh tế, trong khi đó các khoản nợ và chi phí cho những dự án như thế này sẽ vượt qua lợi ích đầu tư.

Tổng số tiền nợ của Trung Quốc đang cao gấp 3 lần so với GDP, điểu này đang đẩy Bắc Kinh vào thế khó. Ông Fickling cảnh báo, “Điều này đồng nghĩa với tham vọng trí tuệ nhân tạo, mạng 5G cùng các kế hoạch phát triển công nghệ cao khác phải được xem xét thận trọng”.

Thế giới Di động: Đóng cửa nhiều cửa hàng trong thời gian giãn cách xã hội, LNST tháng 4 giảm 45% so với cùng kỳ 2019 

Kết quả kinh doanh tháng 4/2020 của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) với doanh thu thuần 7.834 tỷ đồng, giảm 14%, lợi nhuận sau thuế chỉ còn 209 tỷ, giảm đến 45%.

Theo Vietnambiz, từ tháng 4/2020 MWG chịu tác động rõ rệt của đại dịch Covid-19. Sự gián đoạn hoạt động tại một số cửa hàng trong tháng 4 khiến kết quả kinh doanh của MWG bắt đầu chịu các tác động rõ rệt của đại dịch Covid-19. Theo số liệu lũy kế 4 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của Công ty đạt 37.187 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.341 tỷ đồng.

Tổng doanh thu của hai chuỗi Điện Máy Xanh (ĐMX) và Thế Giới Di Động (TGDĐ)  sụt giảm gần 30% trong tháng 4 vừa qua,  nguyên nhân do phải tạm đóng cửa khoảng 30% số cửa hàng thuộc 2 chuỗi (khoảng hơn 600 cửa hàng ) trong nửa đầu tháng 4 và từ 16-22/4  vẫn duy trì việc đóng cửa hơn 300 cửa hàng. 

Thế giới di động đã từng được nhìn nhận là một hiện tượng gây ấn tượng với giới đầu tư bởi dooanh thu của TGDĐ thường tăng trưởng trên hai con số (20-40%) trong những năm gần đây. Tuy nhiên sau nhiều năm duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đến nay, vì Covid-19 mà “báo gấm” này đã phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.  Mới đây, TGDĐ vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 để trình tại đại hội cổ động vào ngày 6-6 tới, thay thế nội dung tại Nghị quyết HĐQT đã thông qua cuối tháng 12/2019.

The post Điểm tin kinh tế 25-26/5: Gần 300.000 tấn gạo được xuất sang Trung Quốc; Anh muốn loại bỏ Huawei khỏi mạng 5G appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Xem thêm: lmth.g5-gnam-iohk-iewauh-ob-iaol-noum-hna-couq-gnurt-gnas-taux-coud-oag-nat-000-003-nag-5-62-52-et-hnik-nit-meid/et-hnik/us-ioht/vt.nkd.www

Comments:0 | Tags:Kinh tế Thời sự

“Điểm tin kinh tế 25-26/5: Gần 300.000 tấn gạo được xuất sang Trung Quốc; Anh muốn loại bỏ Huawei khỏi mạng 5G”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools