vĐồng tin tức tài chính 365

Bốn tháng truy tìm nhóm dọa nổ tung trường học ở miền Tây

2023-06-27 03:30

Giáo viên, Ban giám hiệu trường ở thị xã Cai Lậy liên tiếp nhận cuộc gọi, tin nhắn từ số máy lạ với nội dung đe dọa, khủng bố; yêu cầu cho học sinh nghỉ học để buộc phụ huynh trả nợ, tháng 10/2022. Đỉnh điểm là khi có người mang bình gas đến giao, cùng cuộc gọi "sẽ cho nổ tung trường". Sự việc lan truyền khiến các thầy cô hoảng loạn, người dân địa phương hoang mang.

"Không chỉ dọa tạo ra vụ nổ - nơi có cả nghìn học sinh và giáo viên, bọn chúng còn nhắn tin nếu nhà trường không làm theo sẽ cho người gây tai nạn khi đi đường, thậm chí lấy mạng các em học sinh", thành viên Ban chuyên án (Công an tỉnh Tiền Giang, Công an TP HCM và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an) kể. Tất cả tin nhắn, cuộc gọi đều bằng sim rác hoặc tài khoản ảo trên mạng xã hội, khiến việc điều tra gặp nhiều khó khăn.

Ghi nhận lời khai, dữ liệu điện thoại, cảnh sát xác định sự việc diễn ra tại trường tiểu học liên quan trực tiếp người đàn ông 36 tuổi - cha của một học sinh nữ. Ông này vay một ngân hàng 50 triệu đồng nhưng mất khả năng chi trả và liên tục bị nhóm người lạ, dọa giết gia đình, người thân để đòi nợ.

Trần Văn Châu, Phó Giám đốc Công ty luật TNHH Pháp Việt. Ảnh: Công an Tiền Giang

Trần Văn Châu, Phó giám đốc Công ty luật TNHH Pháp Việt. Ảnh: Công an Tiền Giang

Quá trình xác minh lai lịch nhóm này, cảnh sát phát hiện rất nhiều nạn nhân, ở khắp các tỉnh thành, cũng bị khủng bố đòi nợ bằng chiêu tương tự. "Câu hỏi đặt ra là tổ chức tội phạm gồm những ai, ở đâu, bọn chúng hoạt động bằng phương thức, thủ đoạn như thế nào", một cán bộ điều tra chia sẻ.

Hàng trăm trinh sát đã chia ra nhiều hướng điều tra như: thu thập thông tin từ nghi can trực tiếp dùng điện thoại khủng bố ở trường học; xác minh cụ thể trụ sở, nơi ở, làm việc của nhóm này; làm rõ nghi can cầm đầu, chỉ đạo hành vi đe dọa các nạn nhân; tìm kiếm bị hại... Tuy nhiên, nạn nhân ở khắp nơi, cả vùng sâu vùng xa, có người đã rời địa phương, nên việc tìm kiếm và thu thập chứng cứ mất rất nhiều thời gian.

Sau nhiều tháng điều tra, cảnh sát xác định người trực tiếp khủng bố nạn nhân ở trường tiểu học là Hà Thị Hiệp (33 tuổi, quê Thanh Hóa) - nhân viên Công ty Luật Pháp Việt có trụ sở trên đường Lê Văn Huân, quận Tân Bình, TP HCM.

Ban chuyên án triển khai lực lượng, bí mật theo dõi mọi hoạt động của công ty này.

Cảnh sát khám xét Công ty Luật TNHH Pháp Việt. Ảnh:Công an Tiền Giang

Cảnh sát khám xét Công ty Luật TNHH Pháp Việt. Ảnh: Công an Tiền Giang

Công ty hoạt động theo mô hình tự quản lý, không thông qua sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước. Nghi can cầm đầu thường không xuất hiện mà giao cho trưởng phòng, nhân viên, thực hiện. Họ chọn trụ sở là nơi tập trung đông người làm việc trong các khu dân cư đông đúc để dung hòa, che đậy hành vi phạm pháp.

"Các nhân viên vào công ty lúc 9h, nghỉ trưa tại trụ sở, đến 18h thì về nơi cư trú, không giao lưu người xung quanh", cán bộ điều tra cho biết. Tại công ty, nhân viên được phân về các nhóm, đào tạo thủ đoạn đòi nợ. Ban đầu gọi điện "tình cảm" yêu cầu khách hàng trả tiền, khi không hiệu quả sẽ đe dọa giết người thân và tiếp đến là mang bình gas, hoa tang, quan tài đến nhà khủng bố. Các thành viên còn hỗ trợ, thay phiên gọi điện "chửi" để tăng áp lực.

Sau khi nắm quy luật hoạt động, lai lịch người cầm đầu, vai trò từng thành viên, Ban chuyên án lên kế hoạch triệt phá. Sáng 14/2, sau 4 tháng điều tra, hơn trăm cảnh sát vũ trang thuộc Công an tỉnh Tiền Giang, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Cục Cảnh sát hình sự, Công an TP HCM, chia nhiều mũi đột kích trụ sở chính Công ty Luật Pháp Việt. Hơn 150 nhân viên đang làm việc bị khống chế.

Cùng lúc, hai địa điểm khác của nhóm này cũng bị khám xét. Tổng cộng, cảnh sát thu giữ 233 CPU máy tính bàn, 4 laptop, trên 300 điện thoại di động, hàng nghìn sim rác và nhiều tài liệu hoạt động đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản. Sau khi sàng lọc, 133 người liên quan, trong đó có Phó giám đốc Trần Văn Châu, Hồ Quốc Hùng, được đưa về trụ sở công an để điều tra.

"Nhóm người cầm đầu, tổ chức, khai báo quanh co. Tuy nhiên, chúng tôi đã lường trước việc này nên đã thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ trong quá trình điều tra", thành viên Ban chuyên án kể.

Hà Thị Hiệp, người đe doạ thầy cô trường tiểu học Phan Văn Kiêu. Ảnh: Công an cung cấp

Hà Thị Hiệp, người đe dọa thầy cô trường tiểu học. Ảnh: Công an Tiền Giang

Bước đầu, nhà chức trách xác định, Châu, Hùng không có văn bằng chuyên ngành luật mà chỉ thuê một người đứng tên đăng ký pháp nhân công ty. Doanh nghiệp này hợp tác một số tổ chức ngân hàng, cho vay tài chính dưới danh nghĩa trợ giúp pháp lý (xử lý nợ xấu), sau đó phân công cụ thể từng công việc cho nhân viên thông qua các trưởng phòng và nhóm trưởng.

Hàng tháng, công ty nhận 140.000- 240.000 hồ sơ khách vay (chưa trả tiền), Hùng, Châu sẽ phân chia cho nhân viên đòi nợ, nếu hoàn thành được trả công từ 25% đến 35% trên tổng số tiền thu được. Do Châu và đồng phạm thu lợi nhuận rất lớn nên yêu cầu thành viên công ty không từ một thủ đoạn nào, miễn buộc được nạn nhân trả tiền.

Nhân viên sẽ gọi điện thoại đến những nơi liên quan "con nợ" như: các tổ chức, cá nhân, kể cả thân nhân, người quen, quản lý, giáo viên chủ nhiệm... rồi đe dọa giết vợ, con, người thân. Nhiều trường hợp chúng đưa quan tài, bình gas đến nhà họ để khủng bố tinh thần. Tổng số tiền mà các nghi phạm đòi được là gần 1.000 tỷ đồng.

Đến nay, cơ quan điều tra đã khởi tố hơn 50 bị can về tội Cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự; trong đó có hai phó giám đốc, 20 trưởng phòng.

Kiến Tường

Xem thêm: lmth.8621264-yat-neim-o-coh-gnourt-gnut-on-aod-mohn-mit-yurt-gnaht-nob/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bốn tháng truy tìm nhóm dọa nổ tung trường học ở miền Tây”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools