vĐồng tin tức tài chính 365

Thủ tướng: Sáu 'cơn gió ngược' cản trở tăng trưởng kinh tế thế giới

2023-06-27 15:20

Sáng 27/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Phiên khai mạc Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) các nhà tiên phong năm 2023 tại Thiên Tân (Trung Quốc). Sau đó, ông có bài phát biểu tại phiên thảo luận đầu tiên của hội nghị với chủ đề "Đương đầu với các cơn gió ngược: khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh".

Phiên này có sự tham dự của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế và đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng có 6 "cơn gió ngược" đang cản trở sự tăng trưởng của kinh tế thế giới và Việt Nam.

Đó là: suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn; hậu quả của Covid-19 với nền kinh tế thế giới và các nước còn kéo dài; cạnh tranh địa chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, sự phân tách, phân mảnh, thiếu sự liên kết chặt chẽ; các cuộc xung đột, trong đó có cuộc xung đột ở Ukraine đe dọa an ninh lương thực, năng lượng toàn cầu; các nước đang phát triển chịu tác động nặng nề nhất, song khả năng thích ứng và sức chống chịu trước những cú sốc từ bên ngoài hạn chế; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường.

"Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, ảnh hưởng đến người dân nên để giải quyết cần có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói và đề xuất 6 giải pháp đương đầu với các "cơn gió ngược" này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận với chủ đề Đương đầu với các cơn gió ngược: khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh. Ảnh: Dương Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận với chủ đề "Đương đầu với các cơn gió ngược: khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh". Ảnh: Dương Giang

Thứ nhất là tăng cường đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương; đặt người dân vừa là chủ thể vừa là trung tâm; là nguồn lực vừa là động lực cho phát triển.

Thứ hai, tập trung phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy thương mại, đầu tư, tạo ra dòng vốn, thị trường, sản phẩm. Theo đó, các tổ chức, định chế tài chính quốc tế, các nước lớn cần có chính sách khơi thông nguồn lực, kích hoạt các động lực tăng trưởng mới về chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, đa dạng hóa thị trường, chống chủ nghĩa bảo hộ, đặc biệt ưu tiên các nước nghèo, các nước đang phát triển.

Thứ ba là có giải pháp phù hợp thúc đẩy tổng cung và tổng cầu thông qua các chính sách tiền tệ, tài khóa, thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư, giảm giá năng lượng, lương thực. Thứ tư là không chính trị hóa các quan hệ kinh tế, giảm thiểu các yếu tố cản trở sự phát triển của toàn cầu.

Thứ năm, cần sớm tìm giải pháp giải quyết các cuộc xung đột. Và cuối cùng là tăng cường hợp tác công - tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cũng chia sẻ những kinh nghiệm, bài học của đất nước trong quá trình chống dịch và phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ông khẳng định Việt Nam tiếp tục tập trung triển khai ba đột phá chiến lược về hạ tầng - thể chế - nhân lực. Quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là không hy sinh công bằng, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần.

Thủ tướng cam kết Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp quốc tế, trong nước, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ông đề nghị các nước, các tổ chức quốc tế, trong đó có WEF và các thành viên của WEF tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực và kinh nghiệm quản trị hiện đại, giúp Việt Nam tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như đã đề ra.

Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới các nhà tiên phong năm 2023 tại Thiên Tân, sáng 27/6. Ảnh: Dương Giang

Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới các nhà tiên phong năm 2023 tại Thiên Tân, sáng 27/6. Ảnh: Dương Giang

Chia sẻ với các nhận định và định hướng mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra, Chủ tịch WEF Borge Brende cho biết cộng đồng quốc tế biết đến Việt Nam là một trong những quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực, đang phát triển năng động và hội tụ nhiều tiềm năng để đóng góp ngày càng tốt cho tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu.

Tại phiên thảo luận, lãnh đạo Chính phủ các nước, tổ chức quốc tế, đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp trên thế giới đã đánh giá về tình hình kinh tế thế giới và giải pháp tận dụng hiệu quả các cơ hội để khởi động lại tăng trưởng. Các diễn giả nhấn mạnh tăng cường liên kết, tránh phân mảnh, phân tách, phân rã giữa các nước, hạn chế bảo hộ, hướng nội. Các nước cần tăng cường huy động các nguồn vốn đa dạng cho phát triển xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trước đó, phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường khẳng định sẽ thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc hướng tới phát triển chất lượng cao, ổn định, bền vững trong dài hạn. Ông cam kết tiếp tục mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác và tạo cơ hội phục hồi của nền kinh tế thế giới cũng như cơ hội cho các nhà đầu tư.

Thủ tướng Trung Quốc cho rằng thế giới nên trân trọng sự cởi mở và hợp tác sau khi trải qua những trục trặc trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Theo ông, trao đổi chân thành và hiệu quả là cần thiết để tăng cường hiểu biết và giảm xung đột; hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu bao gồm quản trị y tế công cộng, biến đổi khí hậu, nợ gia tăng và tăng trưởng chậm.

Hội nghị WEF Thiên Tân là sự kiện quan trọng hàng đầu, có quy mô lớn thứ hai của WEF sau Hội nghị thường niên tại Davos. Hội nghị năm nay thu hút sự tham dự đông đảo của hơn 1.400 đại biểu là lãnh đạo cấp Thủ tướng/Bộ trưởng 21 quốc gia, lãnh đạo đến từ 850 tập đoàn, cơ quan, tổ chức toàn cầu. Việt Nam là một trong 5 nước được lựa chọn mời tham dự ở cấp Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh Thủ tướng Trung Quốc, New Zealand, Mông Cổ và Barbados.

Hoàng Thùy

Xem thêm: lmth.2532264-ioig-eht-et-hnik-gnourt-gnat-ort-nac-cougn-oig-noc-uas-gnout-uht/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thủ tướng: Sáu 'cơn gió ngược' cản trở tăng trưởng kinh tế thế giới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools