vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều quốc gia châu Á trải qua thời tiết khắc nghiệt chưa từng thấy

2023-06-27 15:24

Theo hãng CNN, nhiệt độ tăng cao khiến hàng triệu người dân ở quốc gia đông dân nhất thế giới là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước các tác động của khủng hoảng khí hậu.

Nhiều quốc gia châu Á trải qua thời tiết khắc nghiệt chưa từng thấy - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: CNN

Trận mưa như trút nước vào cuối tuần qua ở bang Uttar Pradesh đã làm dịu nắng nóng ở phía bắc Ấn Độ sau khi nhiệt độ ở một số khu vực ghi nhận tới 47 độ C vào tuần trước. Vào ngày 25/6, nhiệt độ đã giảm mạnh xuống còn khoảng 32 độ C khi thủ đô Ấn Độ sau cơn mưa đầu tiên trong đợt gió mùa năm nay. Video phát trên truyền hình địa phương ghi nhận nhiều người ướt sũng vì mưa trong khi những con đường ngập nước lớn.

Mưa ở bang Uttar Pradesh có thể tiếp tục diễn ra trong tuần này, giúp khí hậu mát mẻ hơn cho khu vực. Tuy nhiên, ở bang Bihar lân cận, nắng nóng không ngừng đã kéo dài sang tuần thứ hai, buộc các trường học phải đóng cửa cho đến ngày 28/6. Ít nhất 44 người đã tử vong vì các bệnh liên quan đến nhiệt ở khắp tiểu bang trong những tuần gần đây nhưng con số có thể cao hơn nhiều khi thống kê chính thức về số người tử vong vì say nắng.

Theo Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD), nhiệt độ dự kiến sẽ giảm nhẹ trong những ngày tới. Các chuyên gia cho rằng khủng hoảng khí hậu sẽ chỉ gây ra các đợt nắng nóng thường xuyên hơn và kéo dài hơn trong tương lai, thử thách khả năng thích ứng của Ấn Độ.

"Ấn Độ có lịch sử kéo dài liên quan đến nắng nóng. Hàng triệu người dân nước này thường xuyên bị ảnh hưởng. Nếu các hệ thống y tế không hoạt động tốt, đặc biệt là dịch vụ khẩn cấp không đáp ứng đầy đủ thì sẽ dẫn đến nhiều ca tử vong hơn", Tiến sĩ Chandni Singh, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Định cư Con người Ấn Độ cho biết.

Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực hứng chịu nắng nóng oi bức như vậy trong những tuần gần đây. Theo Đài quan sát khí tượng, nhiệt độ ở phía đông bắc Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì ở mức cao trong những ngày tới, ước tính đo nhiệt kế thủy ngân tăng trên 40 độ C ở một số thành phố. Tại thủ đô Islamabad của Pakistan, nhiệt độ tăng vọt lên 39 độ C vào tuần trước trước khi cơn mưa cuối tuần mang lại một chút nhẹ nhõm cho người dân ở khu vực.

Và các nghiên cứu cũng cảnh báo tác động của nhiệt độ cực cao có thể tàn phá nghiêm trọng hơn nữa mùa màng và các loài động vật.

Nắng nóng kéo dài

Ấn Độ thường trải qua các đợt nắng nóng trong những tháng hè đỉnh điểm vào tháng 5 và tháng 6 nhưng trong những năm gần đây nắng nóng kéo dài thường đến sớm và kéo dài hơn.

Vào tháng 4 năm ngoái, Ấn Độ đã trải qua đợt nắng nóng nghiêm trọng khiến nhiệt độ ở thủ đô New Delhi vượt quá 40 độ C trong 7 ngày liên tiếp. Ở một số bang, nắng nóng khiến trường học phải đóng cửa, mùa màng bị hư hại và gây áp lực lên nguồn cung cấp năng lượng. Giới chức trách cảnh báo người dân ở trong nhà và giữ đủ nước.

Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), Ấn Độ là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của 1,4 tỷ người trên cả nước. Các chuyên gia cũng lưu ý những tác động của nhiệt độ cao sẽ rất tàn khốc.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu do Đại học Cambridge cũng công bố vào tháng 4 cho biết các đợt nắng nóng ở Ấn Độ đang đặt "gánh nặng chưa từng có" lên ngành nông nghiệp, nền kinh tế và hệ thống y tế công cộng của Ấn Độ, cản trở nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển của nước này.

"Các dự báo dài hạn chỉ ra rằng những đợt nắng nóng ở Ấn Độ có thể vượt qua giới hạn sống sót của một người khỏe mạnh khi nghỉ ngơi trong bóng râm vào năm 2050. Chúng sẽ tác động đến năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống của khoảng 310-480 triệu dân. Các ước tính cho thấy khả năng làm việc ngoài trời giảm 15% vào ban ngày do nhiệt độ quá cao đến năm 2050", nghiên cứu ghi nhận.

Bà Singh cho biết Ấn Độ đã thực hiện các nỗ lực để giảm thiểu tác động của nhiệt độ cao, bao gồm thay đổi giờ làm việc đối với một số công nhân làm việc ngoài trời và tăng cường công tác giáo dục về nhiệt. Tuy nhiên tác động của nhiệt độ cực cao có thể tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường, mức tiêu thụ năng lượng và hệ sinh thái.

"Thông thường, trong những đợt nắng nóng, tình trạng khan hiếm nước và hạn hán liên tục xảy ra. Những vấn đề liên quan đến sự cố lưới điện cũng gây căng thẳng cho toàn bộ hệ thống. Năng suất cây trồng bị ảnh hưởng", bà Singh nhấn mạnh.

Đợt nắng nóng ở phía bắc Ấn Độ xảy ra trước khi mưa lớn trút xuống ở vùng đông bắc của đất nước, thậm chí gây ra lở đất và lũ lụt nặng nề. Hàng trăm nghìn người dân Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề sau khi mưa lớn trút xuống khu vực, biến đường thành sông và nhấn chìm toàn bộ ngôi làng.

Ngoài Ấn Độ, Pakistan cũng có mưa lớn ở thủ đô Islamabad vào cuối tuần qua, giúp giảm bớt nhiệt độ cao vào tuần trước. Trung tâm dự báo thời tiết của đất nước cho biết, mưa có thể gây ra lũ lụt đô thị ở các thành phố lớn, đồng thời khuyến cáo nông dân quản lý mùa màng và khuyến khích khách du lịch thận trọng.

Xem thêm: nhc.218752341726032881-yaht-gnut-auhc-teihgn-cahk-teit-ioht-auq-iart-a-uahc-aig-couq-ueihn/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều quốc gia châu Á trải qua thời tiết khắc nghiệt chưa từng thấy”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools