Burundi là đất nước nằm ở trung tâm châu Phi, nơi được biết đến là “đất nước triệu nụ cười” bởi sự thân thiện và nhiệt tình của người dân bản địa. Nhưng không chỉ có vậy, đất nước nhỏ bé này còn có rất nhiều điều thú vị về con người và văn hoá mà không phải ai cũng biết.
Những điều chỉ có ở Burundi
1. Xe đạp là xe sang
Những người đã quen với việc ra ngoài bằng ô tô, xe buýt, tàu cao tốc, máy bay sẽ e dè nếu giờ phải di chuyển bằng xe đạp hoặc đi bộ. Thế nhưng, hầu hết người dân Burundi đều di chuyển bằng cách đi bộ. Rất ít hộ gia đình ở đất nước này có xe đạp.
Xe đạp được coi là phương tiện xa hoa, sang trọng tại Burundi, sánh ngang với Mercedes-Benz và BMW ở các nước khác. Chính vì thế, ở Burundi, người đàn ông nào có xe đạp được coi là rất giàu có, không lo kiếm vợ. Chiếc xe đạp trở thành niềm mơ ước của hầu hết người dân nơi đây.
Phương tiện di chuyển phổ biến ở Burundi là “xe lồng lợn”. Loại xe này không có chỗ ngồi và có giá khoảng 0,1 USD cho một lần di chuyển. Nhưng hầu hết mọi người đều không muốn sử dụng Burundi, họ thà đi bộ hơn chục km còn hơn.
Ở Burundi không có hệ thống đường sắt trên cao. Thậm chí đường nhựa, đường xi măng cũng rất ít, chủ yếu là đường đất, trời mưa rất lầy lội.
2. Người dân vẫn bị cái đói hành hạ
90% dân số Burundi sống ở khu vực nông thôn và canh tác nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của họ.
Tuy nhiên, do có nhiều núi và cao nguyên, điều kiện đất canh tác không tốt, cơ sở hạ tầng nông nghiệp lạc hậu, phương thức canh tác thô sơ nên đất không đủ độ phì nhiêu. Điều này đẩy người dân đến tình trạng thiếu thực phẩm. Hơn 50% người dân bị cái đói hành hạ trong một thời gian dài.
Hơn thế, Burundi có lượng mưa dồi dào nhưng quốc gia này lại không đủ ngân sách xây dựng những dự án chứa nước, dẫn đến nguy cơ chống chọi với thiên tai rất thấp. Lũ lụt thường xuyên làm ngập các cánh đồng trồng trọt, dẫn đến sản xuất lương thực bị đình trệ.
Người dân thiếu lương thực nên phải dựa vào việc ăn trái cây để làm giảm đi cơn đói. Chuối là lương thực chính của nhiều người trong bữa ăn. Còn thịt là thứ xa xỉ, gần như chẳng bao giờ có trên bàn ăn của họ. Họ phải duy trì cuộc sống nhờ vào viện trợ quốc tế.
3. Không nhà, không điện, không Internet
Ở Burundi, ngoại trừ các khu vực đô thị, hầu hết người dân không có nhà cố định. Họ sống quanh năm trong những mái nhà tranh hoặc những túp lều dựng tạm. Họ cũng không có tiền để mua giường nên phải nằm dưới nền nhà. May mắn Burundi ở vùng nhiệt đối nên ít nhất họ không bị lạnh cóng khi đêm xuống.
Nếu không có điện thoại, không có Internet, wifi bạn sẽ chịu đựng được bao nhiêu ngày? Ở Burundi, chỉ có 7,6% hộ gia đình có điện để sử dụng. Burundi còn là quốc gia có khả năng truy cập Internet kém nhất trên thế giới, chỉ với 3% dân số truy cập được.
Chỉ rất ít người có đủ khả năng mua điện thoại di động. Và khi cần sạc pin, họ phải mang đến cửa hàng để sạc.
4. Người dân không đúng giờ
Nếu ai sang Burundi hoặc các nước Đông Phi làm văn phòng và tuân theo nội quy giờ giấc của công ty thì chắc phải mất một thời gian mới hiểu hết được văn hoá giờ giấc ở đất nước này.
Chẳng hạn nếu bạn hẹn một đối tác đến bàn công việc và nghe người này nói: “Tôi đang đến”, nghĩa là khoảng 1-2 tiếng sau bạn mới thấy họ.
Hay khi vào nhà hàng ăn uống, sau khi gọi món, chắc chắn bạn phải đợi từ 30 phút trở lên. Nếu người phục vụ nói với bạn là: “5 phút nữa” thì tức là 20 phút nữa hoặc có thể hơn thế. Có những nhà hàng, bạn phải đợi tận 2 tiếng mới có đồ ăn.
5. Đội mọi thứ lên đầu
Nếu đến Burundi, chắc hẳn điều ấn tượng với bạn đầu tiên là hình ảnh người dân đội mọi thứ lên đầu, từ một nải chuối đến xô, chậu, bao tải và thậm chí là cả những cây mía dài.
Tại các khu vực miền núi của Burundi, người dân có thể mang khối lượng một vật bằng 70% trọng lượng cơ thể của họ trên đầu. Ngoài ra, để giảm sự ma sát với da đầu, họ sẽ đặt một miếng vải quấn thành vòng trên đầu trước khi đặt các vật khác lên.
Ở Burudin, ngoại trừ vài con đường ở thủ đô Bujumbura là bằng phẳng, còn lại hầu hết là địa hình đồi núi, dốc đá. Nơi đây cũng không có nhiều phương tiện hỗ trợ vận chuyển, vì vậy, cách tốt nhất để mang vác hàng là đội lên trên đầu, vừa giúp giảm sức nặng của đôi tay, vai, lưng vừa cảm thấy thoải mái hơn khi cầm thêm nhiều thứ khác. Một số người cho rằng cách mang vác đồ này giúp họ dễ dàng di chuyển khi đi trên con đường đồi dốc. Dần dần qua nhiều thế hệ, việc đội mọi thứ lên đầu đã trở thành thói quen cho cả một dân tộc.
6. Của hồi môn là cái cuốc
Khi kết hôn, nhà gái ở đây không đòi hỏi quà cáp cao, cũng không cần mua nhà lầu, xe hơi. Nếu người đàn ông cưới vợ, anh ta chỉ cần đưa cho người phụ nữ một cái cuốc, bởi theo quan niệm của họ, cái cuốc là một công cụ quan trọng để sản xuất lương thực. Nó thể hiện niềm hy vọng trong tương lai, cặp vợ chồng sẽ làm việc chăm chỉ và có đủ cơm ăn áo mặc.
Nếu điều kiện tốt, người đàn ông sẽ được tặng nhà gái một con bò. Nhưng ở Burundi, con bò là thứ quý giá nhất và hầu hết mọi người đều không mua được nên tặng một cái cuốc sẽ tiết kiệm hơn.
7. Khách hàng chẳng phải thượng đế
Như lẽ thường, khi bạn gọi đến một công ty nào đó và nói rằng bạn muốn mua sản phẩm/dịch vụ thì chỉ cần đợi trong thời gian ngắn là mọi thứ như hợp đồng, thông tin sản phẩm/dịch vụ sẽ được gửi đến nhanh chóng.
Nhưng ở Burundi thì không như vậy. Nếu bạn muốn mang lại lợi ích, tiền bạc cho một tổ chức, công ty nào đó thì bạn phải là người chủ động trong mọi việc.
Chẳng hạn nếu bạn đi thuê không gian của một nhà hàng cho bữa tiệc của mình thì tất cả giấy tờ, hợp đồng, thủ tục, tiền bạc đều phải mang tận nơi và phải xin cuộc hẹn. Tất cả phụ thuộc hoàn toàn vào phía nhà cung cấp. Thậm chí nếu làm họ phật ý, có thể họ thà chấp nhận không có số tiền đó chứ không chịu làm hợp đồng cho bạn nữa.
Hay như bạn vào quán cà phê, thực đơn của quán có món nước ép cam và cà rốt. Nếu bạn nói với nhân viên phục vụ bạn bị đau dạ dày, không thể uống nước cam thì nhân viên sẽ vẫn đưa cho bạn thức uống theo đúng nguyên tắc “cam và cà rốt”. Nếu bạn lăn tăn với món đó, họ sẽ đề nghị bạn rời đi nơi khác.
Người Burundi kiếm sống bằng gì?
1. Vận chuyển chuối xanh
Nhiều người dân kiếm sống bằng việc vận chuyển chuối xanh mỗi ngày. Chuối là cây trồng chính ở Burundi, người dân bán chuối để đổi lấy tiền. Họ thường thồ chuối lên những chiếc xe đạp để đi bán, khối lượng lên tới 400 – 500kg. Làm việc vất vả nhưng thù lao nhận được chẳng là bao, chỉ vài nhân dân tệ.
Vận chuyển chuối bằng xe đạp cũng là nghề kiếm sống rủi ro bởi đường dốc núi ngoằn ngoèo, không cẩn thận có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào. Người dân cho biết khi xuống dốc, vận tốc của xe đạp có thể lên tới 70km/giờ, bóc phanh hãm lại là điều không dễ dàng.
Để tiết kiệm công sức, khi thấy những chiếc xe ô tô chạy qua, những người thồ chuối sẽ bám lấy đuôi xe. Điều này cực kỳ nguy hiểm và không ít vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra.
2. Nghề sửa xe đạp
Xe đạp là phương tiện giao thông chính ở Burundi. Do phải chở hàng tấn hàng hoá mỗi ngày nên xe cần được bảo dưỡng và thay lốp thường xuyên. Vì thế, tại Burundi có rất nhiều tiệm sửa xe đạp. Nhiều người gắn bó với công việc này và phát triển được với nghề.
3. Khất thực để kiếm sống
Có khoảng hơm 600.000 trẻ mồ côi ở Burundi. Nhiều trẻ em không có tiền để đi học hay ăn uống. Nhiều người phải bỏ quê vì đói, họ phải đi ăn xin khắp nơi để tồn tại qua ngày.
Trên đường đi, bạn sẽ gặp những người ngất xỉu hoặc chết đói. Nếu xe của bạn dừng lại ở Burundi, sẽ có nhiều người đổ xô đến xe của bạn. Quần áo của họ tả tơi, chân không đi giày, nhìn bạn bằng ánh mắt đáng thương.
Tuy nhiên, người Burundi rất đơn giản. Họ nghĩ rằng họ có thể xin bất cứ thứ gì họ muốn. Còn việc cho hay không là quyền của bạn, không ai trách móc ai và bạn cũng không phải phiền lòng nếu không giúp được họ.