Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận thực thi các cải cách ngân hàng mà cộng đồng quốc tế đã nhất trí nhằm ngăn chặn nguy cơ lặp lại khủng hoảng tài chính năm 2008.
Ủy ban châu Âu lần đầu đề xuất quy định về ngân hàng vào tháng 10/2021, nhưng chú trọng hơn đến các ngân hàng sau các vụ phá sản của các ngân hàng tại Mỹ gây ra biến động thị trường vào đầu năm nay.
Dự thảo luật dựa trên các cải cách Basel III đối với các tiêu chuẩn quốc tế về cách thức các ngân hàng đánh giá các rủi ro tín dụng và thị trường. Dự thảo bao gồm các quy định yêu cầu các ngân hàng có đủ vốn và thanh khoản.
Các quy định sẽ được áp dụng từ ngày 1/6/2025, hai năm sau hạn chót đặt ra là năm 2023 đưa ra trước đó.
Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển Elisabeth Svantesson cho rằng đây là một bước tiến lớn, góp phần đảm bảo rằng các ngân hàng châu Âu có thể tiếp tục hoạt động trong bối cảnh những cú sốc, khủng hoảng hay thảm họa từ bên ngoài.
EU đã thúc đẩy các quy định dựa trên các điều kiện cụ thể của các ngân hàng châu Âu vốn dựa vào các khoản vay mua nhà rủi ro thấp nhiều hơn so với các ngân hàng tại Mỹ.
Những biến động vào tháng 3/2023 diễn ra khi các ngân hàng Silvergate Bank, Silicon Valley Bank và Signature Bank tại Mỹ liên tiếp phá sản và những lo ngại trên các thị trường dẫn tới việc ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ là UBS thâu tóm đối thủ Credit Suisse.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.4314735092603202-gnah-nagn-hnid-yuq-tahc-teis-nauht-aoht-tad-ue/et-hnik/nv.vtv