Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 29/6 tăng 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã chưa có thay đổi nào và hiện đứng ở mức 66,45 – 67,07 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 6,3 USD xuống 1.907,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng 1.905 USD/ounce cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,97 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 29/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.783 đồng/USD. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.390 – 23.730 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng nhẹ lên gần 33.400 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp giảm về gần 30.000 USD trước khi hồi lên gần 33.500 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,03 USD (+0,04%), lên 69,59 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng giảm 0,02 USD (-0,03%), xuống 74,01 USD/thùng.
VN-Index lao dốc
Sau phiên sáng giảm điểm nhẹ với sắc đỏ lấn át, tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư không quá lo lắng khi lực cung giá thấp gần như không xuất hiện nhiều.
Bước vào phiên chiều, sự lo ngại dần trở nên lớn hơn, khi VN-Index lùi về dưới 1.130 điểm trước khi được kéo lên khá nhanh nhờ mốc hỗ trợ này. Tuy nhiên, cũng như phiên sáng, đà bật tăng không mạnh mà chỉ giúp chỉ số trở lại vùng 1.135 điểm.
Mặc dù vậy, diễn biến bất ngờ ở những phút cuối, khi VN-Index đột ngột đổ đèo và thêm một lần thủng 1.130 điểm và tiếp tục lùi bước ở những phút cuối do áp lực bán gia tăng ở các bluechip, cũng như nhà đầu tư tăng lệnh bán chốt lời ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 1 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 107,18 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 29/6: VN-Index giảm 12,96 điểm (-1,14%), xuống 1.125,39 điểm; HNX-Index giảm 2,77 điểm (-1,2%), xuống 227,48 điểm; UpCoM-Index giảm 0,35 điểm (-0,41%), xuống 85,63 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall gặp khó trong phiên thứ Tư (28/6), khi giới đầu tư lo ngại về việc lãi suất sẽ tiếp tục tăng, sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng ông không thấy lạm phát giảm xuống mức mục tiêu.
Tại một diễn đàn của Ngân hàng Trung ương châu Âu tổ chức hôm thứ Tư, Chủ tịch Fed Powell cho biết, Fed có thể sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách tiếp theo dự kiến vào cuối tháng 7. Ông cho biết ông không lạm phát đạt mục tiêu 2% "trong năm nay hoặc năm sau".
Kết thúc phiên 28/6, chỉ số Dow Jones giảm 74,08 điểm (-0,22%), xuống 33.852,66 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,55 điểm (-0,03%), xuống 4.376,86 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 36,08 điểm (+0,27%), lên 13.591,75 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản nhích nhẹ khi đồng yên yếu hơn thúc đẩy các nhà xuất khẩu, bù đắp cho hoạt động chốt lời của một số nhà đầu tư.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,12% lên 33.234,14 điểm. Tuy nhiên, chỉ số Topix rộng hơn giảm 0,1% xuống 2.296,25 điểm.
Đồng yên đã mất giá mạnh gần đây, khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản báo hiệu rằng họ sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, ngay cả khi các ngân hàng trung ương lớn khác đang đi trên quỹ đạo thắt chặt.
Đồng tiền này đã giảm xuống 144,62 đổi 1 USD, lần đầu tiên kể từ ngày 10/11, gần mức khiến chính phủ phải can thiệp vào năm ngoái để hỗ trợ đồng tiền của mình.
Phiên này, cổ phiếu của Nissan Motor đã tăng 4,17% khi đồng yên trượt xuống đã nâng giá trị doanh số bán hàng ở nước ngoài của hãng, cổ phiếu cùng ngành Suzuki Motor tăng 3,41%.
Cổ phiếu SoftBank Group tăng 1,31% sau khi tờ Nikkei 2225 cho biết đơn vị viễn thông của họ sẽ đầu tư 20 tỷ yên (138,29 triệu USD) để phát triển một hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Mặt khác, nhà đầu tư nước ngoài quay đầu bán ròng chứng khoán Nhật Bản sau 12 tuần mua ròng liên tiếp. Dòng vốn này đã giúp Nikkei 225 tăng 21% trong ba tháng qua, vượt xa các chỉ số toàn cầu.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các nhà giao dịch duy trì lập trường thận trọng trước các dấu hiệu phục hồi yếu kém của nền kinh tế lớn.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,22% xuống 3.182,38 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,49% xuống 3.821,84 điểm.
Các nhà phát triển bất động sản ở Trung Quốc mất 1,8%, do thiếu các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ cho lĩnh vực này khiến các nhà đầu tư thất vọng.
"Không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ từ bỏ lập trường diều hâu về cơ bản đối với bất động sản, điều mà họ (các nhà hoạch định chính sách) tin rằng đang suy giảm lâu dài", các nhà phân tích của Gavekal Dragonomics cho biết trong một lưu ý.
Cổ phiếu của các công ty du lịch giảm 2,4%, trong khi lĩnh vực thực phẩm và đồ uống giảm 1,5%.
Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy hôm thứ Năm rằng hoạt động nhà máy của Trung Quốc có thể đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng Sáu, mặc dù với tốc độ chậm hơn một chút.
Chứng khoán Hồng Kông giảm trước khi một báo cáo cho thấy sản xuất ở Trung Quốc Đại lục đã giảm tháng thứ 3 trong tháng Sáu, nhấn mạnh lo ngại về việc thiếu các gói kích thích chính sách lớn.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,24% xuống 18.934,36 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,45% xuống 6.426,59 điểm.
Các gã khổng lồ công nghệ niêm yết tại Hồng Kông giảm 1,7%, với Alibaba Group giảm 2,6% và JD.com giảm 3,8%, trong khi Baidu giảm 4,4%.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi lo lắng về việc tăng lãi suất ở Mỹ làm lu mờ sự lạc quan đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 14,17 điểm, tương đương giảm 0,55% xuống 2.550,02 điểm.
Micron Technology đã dự báo kết quả kinh doanh quý vừa qua tốt hơn mong đợi, vẽ ra một triển vọng tươi sáng hơn cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Tuy nhiên, thị trường đã xóa sạch mức tăng đầu phiên và giảm điểm, sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ cần tăng lãi suất ít nhất hai lần nữa vào cuối năm nay.
Kết thúc phiên 29/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 40,15 điểm (+0,12%), lên 33.234,14 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 6,99 điểm (--0,22%), xuống 3.182,38 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 237,69 điểm (-1,24%), xuống 18.934,36 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 14,17 điểm (-0,55%), xuống 2.550,02 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lệch pha là đương nhiên
Việc Ngân hàng Nhà nước 4 lần liên tiếp hạ lãi suất đặt ra vấn đề về việc đồng Việt Nam sẽ chịu sức ép mất giá..>> Chi tiết
- Tiền rẻ chưa xuất hiện
Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành lần thứ tư, nhưng dòng tiền rẻ chưa xuất hiện..>> Chi tiết
- Thêm “đai an toàn” cho nhà đầu tư trái phiếu
“Xây chợ” trái phiếu để đưa giao dịch trái phiếu riêng lẻ thứ cấp vào khuôn khổ, tăng tính thanh khoản cho trái phiếu là một trong nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường này..>> Chi tiết
- Chủ tịch Fed: Sẽ có thể có nhiều thắt chặt hơn trong thời gian tới
Hôm thứ Tư (28/6), Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell cho biết ông kỳ vọng nhiều đợt tăng lãi suất sắp tới và có thể với tốc độ mạnh mẽ..>> Chi tiết