vĐồng tin tức tài chính 365

Thông điệp từ Luật quan hệ đối ngoại của Trung Quốc

2023-06-30 14:47
Thông điệp từ Luật quan hệ đối ngoại của Trung Quốc - Ảnh 1.

Cựu ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, nay là chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Tại kỳ họp thứ ba của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV hôm 28-6, Trung Quốc lần đầu tiên thông qua Luật quan hệ đối ngoại.

Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị nói luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7, gồm 6 chương và 45 điều.

Theo báo China Daily, đây được xem là động thái mang tới sự đảm bảo pháp lý cần thiết cho Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi ích chủ quyền, an ninh và phát triển giữa bối cảnh nước này đối diện các đợt trừng phạt và hạn chế của phương Tây.

Trung Quốc luật hóa việc chống trừng phạt

Các quan chức và báo chí Trung Quốc không ngần ngại khẳng định Luật quan hệ đối ngoại mới là cách Bắc Kinh phản ứng trước các lệnh trừng phạt, đa phần từ Mỹ và phương Tây.

China Daily khẳng định sự phát triển của Trung Quốc đang trong giai đoạn chịu áp lực gia tăng, từ các biện pháp hạn chế xuất khẩu cho tới các lệnh trừng phạt và tình trạng quyền tư pháp theo kiểu "cánh tay nối dài".

Đây là cụm từ Trung Quốc dùng để chỉ các hành động trừng phạt đơn phương của Mỹ, tức cho rằng Washington dùng pháp luật Mỹ như "quyền tài phán nối dài" mỗi khi lý giải cho các biện pháp trừng phạt nước khác.

Tờ báo này lấy ví dụ thẳng thắn về việc Mỹ áp lệnh trừng phạt Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ và các vấn đề như tình hình người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, hay đặc khu hành chính Hong Kong.

"Tuy nhiên, luật pháp quốc tế không thể cung cấp biện pháp khắc phục đầy đủ. Nhằm bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, Trung Quốc nhận ra nhu cầu cấp thiết về một khuôn khổ pháp lý trong nước để điều chỉnh quan hệ đối ngoại", tờ này viết.

Trong chương 4, điều 33, đạo luật này khẳng định Trung Quốc "có quyền triển khai hoặc kêu gọi các biện pháp chống lại, hoặc có biện pháp hạn chế đối với những hành động đe dọa chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích phát triển" của Trung Quốc, mà Trung Quốc cho là vi phạm luật pháp quốc tế hoặc nguyên tắc cơ bản trong việc điều chỉnh quan hệ quốc tế.

Như vậy, trong khi không đưa ra một bộ công cụ mới nhằm chống các lệnh trừng phạt, Luật quan hệ quốc tế của Trung Quốc tạo hành lang pháp lý để thực hiện các biện pháp phòng chống trên.

Nói cách khác, không có nhiều thay đổi cơ bản về cách Trung Quốc tiếp cận với vấn đề này nhưng đây là thông điệp chính thức về việc phản đối các hành động trừng phạt đơn phương.

Trung Quốc kết nối luật quốc gia và luật quốc tế

Luật quan hệ đối ngoại lần này cũng được xem là cách Trung Quốc thể hiện sự minh bạch, cởi mở trong quan hệ quốc tế.

Theo Global Times, luật này không chỉ là phản ứng ngắn hạn đối với các thách thức bên ngoài, mà còn là một "kiệt tác tập trung vào sự phát triển trong quan hệ của Trung Quốc với thế giới".

Một số ý kiến lo ngại phạm vi của "chủ quyền", "an ninh quốc gia" và "lợi ích phát triển" của Trung Quốc. Bất kỳ vấn đề nào được xem phương hại tới chủ quyền và an ninh quốc gia của Trung Quốc đều có thể là đối tượng của các biện pháp thực thi, áp dụng luật này.

Phía Trung Quốc cho rằng không ngạc nhiên khi một số tờ báo phương Tây lập tức lo ngại và cố làm mất uy tín của luật mới do Trung Quốc vừa thông qua.

Khi bình luận về luật mới, truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh đây là bước đi phù hợp với nguyên tắc cởi mở, hợp tác hòa bình và cùng có lợi theo cách công bằng.

Vì vậy, việc công bố luật mới được xem là đáp án cho việc Trung Quốc quản lý đúng đắn mối quan hệ giữa luật trong nước và luật quốc tế.

Đáng chú ý, các nhà bình luận ở Trung Quốc nhấn mạnh đây là luật có tính ràng buộc, răn đe, đồng thời ngầm phát đi thông điệp rằng những ai có ý đồ xấu với Trung Quốc đều phải gánh hậu quả.

Trong bối cảnh Mỹ được cho đang dùng các lệnh trừng phạt và tìm cách thúc đẩy phương án hợp tác với các đồng minh, động thái của Trung Quốc cũng hứa hẹn sự đáp trả cho những ai "có ý đồ xấu" tương tự.

Hãng chip Mỹ Micron cam kết vẫn bỏ tiền vào Trung Quốc dù bị tuýt còiHãng chip Mỹ Micron cam kết vẫn bỏ tiền vào Trung Quốc dù bị tuýt còi

Hãng chip nhớ Micron của Mỹ tuyên bố đầu tư 4,3 tỉ nhân dân tệ (603 triệu USD) trong vài năm tới vào cơ sở sản xuất chip ở thành phố Tây An của Trung Quốc.

Xem thêm: mth.86872433103603202-couq-gnurt-auc-iaogn-iod-eh-nauq-taul-ut-peid-gnoht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thông điệp từ Luật quan hệ đối ngoại của Trung Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools