vĐồng tin tức tài chính 365

Mỹ dập tắt tham vọng dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh của Huawei; Việt Nam trúng thầu bán 60.000 tấn gạo với giá

2020-06-17 21:51

Mục Điểm tin kinh tế ngày 10/6 của Đại Kỷ Nguyên có những thông tin: Mỹ dập tắt tham vọng đứng số 1 thị trường điện thoại thông minh trong năm 2020 của Huawei; Việt Nam trúng thầu bán 60.000 tấn gạo với giá cao; Báo cáo thường niên của Mỹ có thể bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách cần giám sát về hoạt động tiền tệ; Dự án Nhà máy điện gió hơn 16.000 tỷ đồng ở Hà Tĩnh là nội dung bản tin kinh tế hôm nay.

Theo CNBC, dù mảng sản xuất điện thoại của Huawei còn non trẻ hơn nhiều so với các đối thủ cạch tranh như Samsung hay Apple, tuy nhiên Huawei đã nhanh chóng đứng thứ 2 trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu chỉ sau Samsung nhờ tập trung vào Trung Quốc và một số thị trường mới nổi khác.

 Cách đây 2 năm, một quản lý cấp cao của Huawei đã chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với phóng viên CNBC về tham vọng đứng đầu thị trường điện thoại thông minh thế giới. Tuy nhiên, hiện tại mục tiêu đó chưa thành hiện thực và còn rất khó khăn để đạt được.

Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có hàng loạt động thái mạnh mẽ đối với Huawei như vào tháng 5/2020, Huawei bị đưa vào danh sách đen, theo đó các doanh nghiệp sẽ hạn chế làm ăn kinh doanh với những doanh nghiệp thuộc danh sách này. Bên cạnh đó, Huawei cũng phụ thuộc nhiều vào linh kiện và phần mềm từ các doanh nghiệp Mỹ, điện thoại của Huawei không còn được phép sử dụng hệ điều hành Android và hạn chế sử dụng các ứng dụng của Google trên thiết bị di động của mình. Một quy tắc mới được thông qua vào tháng trước theo đó yêu cầu các nhà sản xuất nước ngoài sử dụng thiết bị sản xuất chip của Hoa Kỳ phải có giấy phép trước khi bán linh kiện cho Huawei. 

Theo số liệu tháng 3/2020, Huawei không hoàn thành mục tiêu nội bộ 12 tỷ USD trong năm 2019. Tính đến cuối quý IV/2019, thị phần của Huawei trên thị trường điện thoại thông minh thế giới giảm còn 15,2%, rơi xuống vị trí thứ 3 sau Apple. Vào Quý 1/2020, Huawei giành lại vị trí thứ 2, thị phần của Huawei ở mức 17,8%, vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ đỉnh cao trước khi bị đưa vào danh sách đen.

Theo các chuyên gia nhận định, việc kinh doanh của Huawei sẽ trở nên khó khăn trong tương lai.

Việt Nam trúng thầu bán 60.000 tấn gạo với giá cao

Trong phiên mở thầu nhập khẩu 300.000 tấn gạo diễn ra hôm 8/6 theo cơ chế liên Chính phủ (G2G), Philippines chỉ mua được 189.000 tấn. Với vai trò nhà xuất khẩu, Việt Nam trúng thầu bán được 60.000 tấn với giá cao.

Ngày 9/6, trao đổi với Thời báo kinh tế Sài gòn, Giám đốc Công ty TNHH Phước Thành IV, ông Nguyễn Văn Thành Thời bào kinh tế Sài gòn cho biết có 4 quốc gia tham dự cuộc đấu thầu bán 300.000 tấn gạo cho Philippines, gồm Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Myanmar.

Trong 300.000 tấn gạo phía Philippines muốn nhập khẩu theo cơ chế G2G, nhưng chỉ có 189.000 tấn được các quốc gia tham dự bỏ thầu với mức giá đáp ứng được mức ngân sách do Philippines đưa ra.

Theo đó, Việt Nam trúng thầu 60.000 tấn với giá 497,3 USD/tấn, trong đó 45.000 tấn giao ở cảng Manila và 15.000 tấn giao hàng ở cảng Davao. Thái Lan bỏ thầu với mức giá vượt quá mức ngân sách do Philippines đưa ra nên đã bị loại.

Như vậy, trong phiên mở thầu G2G diễn ra ngày 8/6 tổng khối lượng trúng thầu của Philippines là 189.000 tấn, vẫn còn 111.000 tấn so với kế hoạch (300.000 tấn) vẫn chưa mua được.

Với khối lượng 111.000 tấn gạo chưa mua được trong phiên mở thầu hôm 8/6, nhiều khả năng sẽ được Philippines mở thầu tiếp tục trong thời gian tới.

Theo tìm hiểu của Thời báo kinh tế Sài gòn, trước 2019 Philippines áp dụng cơ chế nhập khẩu gạo theo hạn ngạch.

Theo đó, hàng năm ngoài việc phân bổ hạn ngạch khoảng 850.000 tấn cho khu vực tư nhân, Cơ quan lương thực quốc gia Philippines (NFA) cân đối nhu cầu và nguồn cung ứng trong nước và sẽ thực hiện mở thầu mua gạo theo cơ thế G2G với các quốc gia, trong đó chủ yếu là Việt Nam và Thái Lan.

Tuy nhiên, trong bổi cảnh dịch Covid-19 bùng phát và vẫn diễn biến phức tạp ở một số khu vực trên thế giới. Philippines quay lại nhập khẩu gạo theo cơ chế G2G nhằm bổ sung nhanh nhất lượng gạo dự trữ của quốc gia. Do nhập khẩu gạo theo cơ chế G2G có thời gian giao hàng nhanh chóng và với khối lượng đơn hàng lớn so với phương thức nhập khẩu tư nhân.

Báo cáo thường niên của Mỹ có thể bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách cần giám sát về hoạt động tiền tệ

Theo Bizlive, các nhà đầu tư trên thị trường đang chờ đợi báo cáo bán niên về thị trường ngoại hối của Bộ Tài chính Mỹ trình Quốc hội Mỹ, thường được công bố vào tháng 5/2020 nhưng năm nay công bố muộn.

Trước đó tại báo cáo vào tháng 1/2020, Mỹ đã kết luận không có nước đối tác thương mại của Mỹ, trong đó có Việt Nam là nước thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, Mỹ có đưa 10 nước trong đó có Việt Nam vào danh sách giám sát về hoạt động tiền tệ. Đây là lần thứ 2 Việt Nam bị đưa vào danh sách giám sát sau khi đã bị đưa vào lần thứ nhất hồi tháng 5/2019.

Bộ Tài chính Mỹ xem xét các nước đối tác thương mại của Mỹ và quyết định liệu nước này có thao túng  tiền tệ hay không dựa theo các tiêu chí: Thặng dư thương mại 2 chiều với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD trong khoảng thời gian 12 tháng, thặng dư tài khoản vãng lai ít nhất 2% GDP trong 12 tháng, việc các nước can thiệp một chiều mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6/12 tháng, giá trị mua ròng ít nhất 2% GDP trong 12 tháng.

Tuy nhiên, trong báo cáo thường niên năm nay, Tổ chức ING Groep NV nhận định rằng có khả năng Mỹ sẽ gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ bởi xét đến tình hình cẳng thẳng Mỹ – Trung đang leo thang. Việt Nam, Đài Loan và Thái Lan có thể sẽ được bỏ qua trong báo cáo lần này.

Dự án Nhà máy điện gió hơn 16.000 tỷ đồng ở Hà Tĩnh

UBND Tỉnh Hà Tĩnh vừa chấp thuận cho Công ty CP Điện mặt trời Miền Trung MK khảo sát, đầu tư và xây dựng nhà máy điện gió tại huyện Kỳ Anh với tổng mức đầu tư 16.206,9 tỷ đồng.

Theo báo Tiền Phong, tỉnh Hà Tĩnh có tiềm năng tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy điện dựa trên nguồn năng lượng gió, thân thiện với môi trường, dự án Nhà máy điện gió Kỳ Anh MK sẽ góp phần tăng nguồn ngân sách cho tỉnh và cung ứng một phần cho nguồn điện quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng.

Dự án bao gồm 4 nhà máy với công suất 100,8 MW mỗi nhà máy, sản lượng điện phát lên lưới điện của toàn bộ dự án là 1.139 GWh/năm. Thời gian vận hành bắt đầu từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2023.

Tuy nhiên, dự án này chưa có trong danh mục nguồn điện thuộc Quy hoạch phát triển điện lưới quốc gia, do vậy Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét, thẩm định phê duyệt dự án này vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến 2030. 

The post Mỹ dập tắt tham vọng dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh của Huawei; Việt Nam trúng thầu bán 60.000 tấn gạo với giá cao appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Xem thêm: lmth.oac-aig-iov-oag-nat-000-06-nab-uaht-gnurt-man-teiv-iewauh-auc-hnim-gnoht-iaoht-neid-gnourt-iht-uad-nad-gnov-maht-tat-pad-ym/us-ioht/vt.nkd.www

Comments:0 | Tags:Kinh tế Thời sự

“Mỹ dập tắt tham vọng dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh của Huawei; Việt Nam trúng thầu bán 60.000 tấn gạo với giá”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools