vĐồng tin tức tài chính 365

Tin kinh tế 8/6: 115 tỷ đồng cho một km cao tốc Bắc – Nam

2020-06-17 21:51

Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin kinh tế nổi bật trong nước ngày 8/6.

Sau Covid-19, các hãng hàng không đua nhau giảm giá

Giai đoạn hiện nay, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn bay nội địa với mức giá “vừa túi tiền”.

Bắt đầu từ tháng 6/2020, toàn bộ các hãng hàng không gồm Vietnam Airline, Vietjet Air, Jesta Pacific, Bamboo Airways đều đã khôi phục hoạt động mà không chịu bất cứ một quy định hạn chế nào về tần suất và tỷ lệ khách trên mỗi chuyến bay.  

Chính vì thế, ngay lập tức, cuộc đua giá vé giữa các hãng hàng không được nổ ra với mức giá rẻ chưa từng có, không còn tính bằng “triệu đồng” mà giảm xuống chỉ còn “nghìn đồng” hay “vài chục nghìn đồng” nhằm mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và mong muốn tỷ lệ lấp đầy trên mỗi chuyến bay càng cao càng tốt.

Cụ thể, theo Bizline đưa tin, các chương trình kích cầu của Vietnam Airlines đưa ra hàng loạt vé 99.000 đồng cho tất cả các chuyến bay nội địa, Bamboo Airways đưa ra chương trình “Chợ phiên cuối tuần” với giá vé chỉ từ 45.000 đồng, Jesta Pacific kích cầu với mức giá khởi điểm từ 11.000 đồng, Vietjet Air tung vé 0 đồng sau đợt khuyến mãi 9.000 đồng.

Tuy nhiên, theo thống kê Cục Hàng không Việt Nam, cuộc đua giá vé máy bay được dự đoán sẽ sớm có hồi kết, trong đó Bamboo Airways hiện là hãng hàng không có tỷ lệ khôi phục số chuyến bay so với cùng kỳ năm ngoái cao nhất, số chuyến bay của Vietnam Airlines và Vietjet Air đều ở mức cao, lên đến 10.000 chuyến bay mỗi tháng.

Như vậy, những chương trình kích cầu mạnh mẽ là các biện pháp hữu hiệu của các hãng hàng không nhằm khôi phục sau khủng hoảng dịch bệnh và  người tiêu dùng cũng là đối tượng được hưởng lợi.

Các nhà mạng bị xử phạt vì kinh doanh sim rác

Theo công bố của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 4/6/2020, năm nhà mạng di động là Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile và Gtel (Gmobile) tại Việt Nam đều bị xử phạt vì kinh doanh sim rác.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đưa tin, cơ quan thanh tra đã tổ chức thanh tra diện rộng trên cả nước từ 1/10/2019 đến 20/11/2019 nhằm hạn chế tình trạng sim rác (sim được kích hoạt sẵn với thông tin không chính chủ để bán cho khách hàng)… Sau thanh tra, Sở thông tin và truyền thông đã xử phạt 12 chi nhánh và 21 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông. Bốn doanh nghiệp VNPT, Viettel, MobiFone, Vietnamobile cũng bị xử phạt, mỗi doanh nghiệp 90 triệu đồng. Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra cũng đã tịch thu 7 ngàn sim đã được đăng ký thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ.

Các nhà mạng lớn đều xuất hiện tình trạng sử dụng cùng một ảnh chụp để thực hiện giao kết hợp đồng tại nhiều thời điểm. Khách hàng không đến trực tiếp điểm cung cấp dịch vụ viễn thông để chụp ảnh nhưng vẫn giao kết hợp đồng bằng ảnh chụp chứng minh thư hoặc căn cước công dân. Ngooài ra, các nhà mạng còn tình trạng thông tin thuê bao trên hệ thống khác với thông tin trên giấy tờ tùy thân và việc giao kết hợp đồng được thực hiện ngoài điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.

Trường hợp điển hình như nhà mạng Viettle đã ký 35.960 hợp đồng với các cộng tác viên không phải nhân viên Viettel để triển khai điểm cung cấp dịch vụ viễn thông và nhà mạng này còn sử dụng dữ liệu có sẵn của khách hàng để nhập thông tin thuê bao. Với nhà mạng VinaPhone xuất hiện tình trạng chủ thuê bao sử dụng số thuê bao thứ 4 trở lên nhưng không giao kết hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung. 

Căn hộ diện tích lớn hạ giá vẫn ế ẩm

Các căn nhà diện tích lớn tại TP.HCM đang là nỗi lo cho các chủ đầu tư khi phải dùng các dùng các biện pháp hạ giá vẫn khó bán được hàng.

Cụ thể, theo VnExpress, các căn hộ trong dự án nhà đều lần lượt được cấp sổ hồng trong khi các penthouse vẫn ế ẩm. Do vậy, các chủ đầu tư đã quyết định điều chỉnh về sát giá gốc để kết thúc quy trình bán hàng bằng chính sách hạ giá.

Trong quý II/2020, một dự án căn hộ cao cấp tại quận 7 vừa xả hàng tồn kho penthouse với chính sách kích cầu khuyến mãi giảm 700 triệu đồng một căn. Trong khi đó cách đây 10 năm, căn penthouse này có giá 6,8 tỷ đồng, nay hạ xuống còn 6,1 tỷ đồng để thanh lý dứt điểm.

Trước đó, một dự án chung cơ khác có giá trị 30-32 triệu đồng mỗi m2 ở quận 8, TP.HCM mở bán cũng tiêu thụ hết loại nhà 1-2 phòng ngủ, trong khi chục căn 3 phòng ngủ lại không có khách hàng nào quan tâm. Theo nhân viên sale của dự án cho biết, thời gian bán căn hộ diện tích lớn lâu, phải tính theo năm, thậm chí kéo dài gấp chục lần căn hộ 1-2 phòng ngủ. 

Theo ông Trần Hiếu, Phó tổng giám đốc Khối tiếp thị và Kinh doanh DKRA Vietnam cho biết, các căn hộ có diện tích lớn thì tổng tài sản cũng lớn, khiến người mua ra quyết định chậm hơn, e ngại và đắn đo nhiều hơn. Theo ông các doanh nghiệp cần có giải pháp thanh toán linh hoạt, giá bán cạnh tranh cho các căn hộ này thì mới có thể giải phóng được lượng hàng tồn kho này.

115 tỷ đồng cho một km cao tốc Bắc Nam

Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải suất đầu tư mỗi km cao tốc Bắc – Nam với 4 làn xe là 115 tỷ đồng (khoảng 5 triệu USD), không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng. 

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án cao tốc Bắc Nam đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, 11 dự án thành phần có tổng mức đầu tư hơn 102.500 tỷ đồng với chiều dài  653 km. Trong đó, chi phí quản lý dự án là 7.700 tỷ đồng, chi phí dự phòng 12.300 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 11.400 tỷ đồng, xây dựng và thiết bị 67.900 tỷ đồng và lãi vay hơn 3.000 tỷ đồng.  Như vậy, nếu không tính chi phí giải phóng mặt bằng thì suất đầu tư trên mỗi km của dự án cao tốc Bắc Nam là 115 tỷ đồng (khoảng 5 triệu USD).

Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải (Tedi- tư vấn lập dự án), ông Phạm Hữu Sơn cho biết, suất đầu tư trung bình 115 tỷ đồng (5 triệu USD) bao gồm chi phí xử lý nền đất yếu và hệ thống giao thông thông minh (ITS), chi phí đầu tư xây dựng công trình cầu, hầm, thu phí điện tử không dừng, đường gom dân sinh.

Ông Phạm Hữu Sơn cũng cho biết, mỗi dự án có đặc thù theo khu vực nên có tổng vốn đầu tư khác nhau,còn suất đầu tư tính toán bình quân tại 11 dự án cao tốc là 115 tỷ đồng.

Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định, quan trọng nhất là chất lượng công trình nếu dự án có suất đầu tư thấp có thể mang lại chất lượng không tốt do đó không thể lấy chi phí thấp làm tiêu chí.

Theo ông Doanh, các dự án cao tốc Bắc Nam có tổng vốn lớn nên các cơ quan chuyên môn phải thẩm tra và giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch việc tính toán tổng mức đầu tư. Ngoài ra, nên lập một hội đồng giám sát độc lập để theo dõi công tác thực hiện của chủ đầu tư.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam trong giai đoạn 2017-2020 bao gồm: 8 dự án kêu gọi hợp tác công tư (PPP) là Mai Sơn – quốc lộ 45, quốc lộ 45 – Nghi Sơn, Nghi Sơn – Diễn Châu, Diễn Châu – Bãi Vọt, Nha Trang – Cam Lâm, Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Đồng Nai và 3 dự án đầu tư công là Cao Bồ – Mai Sơn, Cam Lộ – Lạ Sơn, cầu Mỹ Thuận 2.

The post Tin kinh tế 8/6: 115 tỷ đồng cho một km cao tốc Bắc – Nam appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Xem thêm: lmth.man-cab-cot-oac-mk-tom-ohc-gnod-yt-511-5-7-et-hnik-nit/us-ioht/vt.nkd.www

Comments:0 | Tags:Kinh tế Thời sự

“Tin kinh tế 8/6: 115 tỷ đồng cho một km cao tốc Bắc – Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools