Năm 2020, doanh thu thuần cả Tập đoàn Đức Long Gia Lai đạt 2.039 tỷ đồng, giảm 29% so với năm 2019. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng mạnh113% lên mức 437 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 75% lên 225 tỷ đồng.
Sau khi khấu trừ các chi phí, Tập đoàn Đức Long Gia Lai báo lỗ ròng gần 930 tỷ đồng trong năm 2020. Đây là lần đầu tiên kể từ khi cổ phiếu DLG được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE đến nay, DLG có kết quả kinh doanh lợi nhuận âm.
Phía doanh nghiệp cho biết, sở dĩ lợi nhuận doanh nghiệp âm là do ảnh hưởng bởi thiên tai và dịch bệnh diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, từ năm 2020 Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã và đang cấu trúc toàn diện tình hình tài chính doanh nghiệp, thoái vốn 1 số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả.
Đồng thời ra soát, trích lập dự phòng các khoản công nợ theo quy định pháp luật, dẫn đến chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng.
Về định hướng chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch 3 năm 2021-2023 của tập đoàn, Tập đoàn Đức Long Gia Lai sẽ tiếp tục kiên định với các ngành nghề chiến lược như đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức BOT, BT, BOO; đầu tư năng lượng (thủy điện, điện mặt trời, điện gió); sản xuất điện tử và thiết bị điện tử; đầu tư kinh doanh bất động sản nhà ở và khu đô thị; sản xuất kinh doanh nông nghiệp..
Kế hoạch kinh doanh DLG giai đoạn 2021-2023. Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ DLG năm 2021
Trên cơ sở đó, trong năm 2021, Đức Long Gia Lai dự kiến doanh thu đạt 2.000 tỷ đồng, giảm nhẹ gần 2% so với mức thực hiện năm 2020. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng thu về 50 tỷ đồng sau 2 năm liên tiếp báo lỗ. Năm 2022 và 2023 dự kiến tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 20-25%.
Để hoàn thành mục tiêu trên, Tập đoàn Đức Long Gia Lai sẽ hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đã được bổ sung quy hoạch và được cơ quan chức năng chấp thuận đầu tư như dự án nhà máy điện gió Ia Boòng - Chư Prông, Ia Pếch – Ia Grai, Ia Blứ 1 và Ia Blứ 2, Các dự án thủy điện, điện mặt trời, điện gió tại Bình Thuận, Ninh Thuận, Gia Lai, dự án đường Tam Tân và Nút Xoay An Hạ TP. HCM, dự án bất động nghỉ dưỡng tại các tỉnh miền trung,…
Đẩy mạnh tiến độ thi công và hoàn thành đầu tư các dự án thủy điện Tân Thượng, dự án khách sạn Đức Long 1 tại Gia Lai, cùng với đó tiếp tục thực hiện kế hoạch tái cấu trúc tài chính công ty, thoái vốn các dự án kém hiệu quả, tập trung nguồn vốn để thực hiện thành công các dự án tiềm năng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ nói trên, HĐQT Đức Long Gia Lai trình ĐHCĐ đổi tên công ty từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long.
Tên giao dịch là Tập đoàn Đức Long, tên viết tắt là DL Group để phù hợp với tầm nhìn, tính lan tỏa của công ty mang tính toàn cầu, không bó gọn trong một địa phương, thu hút vốn đầu tư từ đối tác để thay đổi vận mệnh công ty.
Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý I/2021, Đức Long Gia Lai ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 422 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt được 12,5 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so khoản lỗ 47 tỷ đồng trong quý I/2020.
Xem thêm: mth.1053416110601202-yt-gnoc-hnem-nav-iod-yaht-ed-net-iod-noum-ial-aig-gnol-cud/nv.ahos