KTSG số 23-2021: Chiến lược thương hiệu cho nông sản
Tòa soạn KTSG
(KTSG Online) - Thực tế gần đây cho thấy các nhà sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam còn nhiều bỡ ngỡ đối với các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, nhất là về sự cần thiết có một chiến lược cụ thể, lâu dài, cũng như về cách xây dựng chiến lược này.
Theo tiến sĩ Lê Thiên Hương trong bài viết của mình có tựa đề Nông sản Việt Nam: Thiếu chiến lược cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ! trên KTSG sáng mai (3-6), một chiến lược sở hữu trí tuệ cần xác định được những tài sản trí tuệ doanh nghiệp đã có và có thể có trong tương lai. Và một chiến lược hợp lý, lâu dài thì không thể thiếu kế hoạch tạo dựng, duy trì, bảo vệ, khai thác các tài sản trí tuệ, trong đó, xây dựng mối liên kết hợp tác sáng tạo giữa doanh nghiệp, nông dân, viện nghiên cứu và nhà nước cũng là một giải pháp.
Các đề tài thời sự khác trên cùng số báo:
Thấy gì từ khảo sát mức sống năm 2020? (TS. Võ Đình Trí): Các gia đình Việt Nam chi nhiều cho đời sống cơ bản, không còn nhiều khoảng trống cho chi giải trí, văn hóa thể thao hay đầu tư phát triển. Tỷ lệ tiết kiệm tuy cao nhưng chủ yếu mang tính dự phòng.
Những điểm cần chỉnh sửa trong dự thảo nghị định lấn biển (Tô Văn Trường): Việc con người tác động vào tự nhiên, có được thì cũng có mất, nên cần chứng minh được cái lợi là lớn nhất, cái mất là ít nhất và các giải pháp giảm thiểu bất lợi.
Từ chuyện Lithium: Nhìn về những tranh cãi liên quan đến xuất khẩu tài nguyên (Dương Văn Học): Việc nắm giữ tài nguyên cốt lõi là một lợi thế so sánh tương tự như nắm giữ bí quyết công nghệ cốt lõi, cho nên phải cân nhắc để sử dụng chúng hiệu quả ở nhiều mặt, kể cả ngoại giao kinh tế.
Quyền riêng tư ngày càng khó giữ (TS. Thái Thị Tuyết Dung): Có rất nhiều trường hợp vi phạm quy định của pháp luật nhưng người vi phạm lại nghĩ mình đang đem “sự thật” đến cho mọi người, nghĩ việc hack thông tin người xấu là không vi phạm…
Làm dữ liệu về… dịch Covid-19 (Phan Nhật): Khó khăn trong tiếp cận nguồn dữ liệu là nỗi khổ “mãn tính” của người làm nghiên cứu ở nước ta.
Nhìn nhận chiến lược chống dịch Covid-19 (Trần Hương Giang): Đại dịch Covid-19 như một bài kiểm tra lớn và hóc búa đối với năng lực lãnh đạo, quản trị và quản lý công.
Đà tăng của cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa dừng lại (Thanh Thủy): Tháng 5, các cổ phiếu ngân hàng liên tục dò đỉnh cao mới và chưa thấy điểm dừng lại.
Có thể là sai lầm nếu nghĩ chứng khoán lại đi lên khi dịch bùng phát (Triêu Dương): Có thể nhà đầu tư vẫn tin rằng dịch bệnh bùng phát sẽ thúc đẩy dòng tiền tìm đến chứng khoán như đã diễn ra từ đầu quí 2 năm ngoái. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đã khác nhiều so với cách nay một năm.
Dòng tiền “thông minh” chưa để mắt tới cổ phiếu ngành xi măng (Đăng Linh): Đối với nhóm cổ phiếu ngành xi măng, có lẽ nhà đầu tư sẽ ưa thích đầu tư ngắn hạn, nương theo dòng tiền, hơn là mua và nắm giữ dài hạn.
Cổ phiếu có thị giá cao xuất hiện ngày càng nhiều! (Linh Trang): VN-Index ngày càng có nhiều cổ phiếu có thị giá đạt trên mức 100.000 đồng/cổ phiếu, đa phần là các cổ phiếu blue-chip đầu ngành.
Ngân hàng muốn đẩy vốn ra, nhưng lại gặp… dịch (Thụy Lê): Hàng loạt ngân hàng vừa triển khai các chương cho vay ưu đãi với lãi suất giảm thì dịch bệnh lại bùng phát. Nhu cầu vay vốn liệu có suy yếu?
Dự thảo quy định cho vay đặc biệt: Lấy từ túi người này trả cho người kia? (Phan Minh Ngọc): Ngân hàng Nhà nước cần quy định nếu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng hợp tác xã và các tổ chức tín dụng khác có tham gia cho vay đặc biệt theo chỉ đạo của NHNN thì nguồn vốn cho vay phải từ NHNN, không được đụng chạm đến nguồn vốn riêng, để đảm bảo chúng hoạt động đúng chức năng.
Thiếu cơ chế kiểm soát - cổ phiếu ESOP có thể bị lạm dụng (Lưu Minh Sang - Phạm Ngọc Nhất Phương): Cổ phiếu ESOP đang trở thành một lựa chọn của các công ty đại chúng trong chiến lược nhân sự, nhưng nó cũng tiềm ẩn rủi ro về xung đột lợi ích và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông, nếu không có cơ chế kiểm soát phù hợp.
Tiếp cận quân bình khi làm luật: Thành viên lớn của công ty phải hy sinh? (Trương Trọng Hiểu): Pháp luật doanh nghiệp ghi nhận quyền tự quyết của nhà đầu tư và doanh nghiệp qua bản điều lệ của công ty, nhưng không có nghĩa không cần đặt ra những giới hạn.
Xuất, nhập khẩu: “khúc cua gấp” đã lộ diện (Nguyễn Đình Bích): Với đặc thù rổ hàng hóa xuất, nhập khẩu của Việt Nam hiện nay, khi giá cả thế giới tăng thì rổ hàng hóa nhập khẩu sẽ bị “khuyếch đại” mạnh hơn so với rổ hàng hóa xuất khẩu. Mối lo nhập siêu đang lấp ló.
Nguồn lực ưu tiên không đúng chỗ - nông sản cần giải cứu triền miên (Bùi Trinh): Một trong những nguyên nhân gốc của chuyện triền miên “giải cứu nông sản” là các nguồn lực dành cho ngành nông nghiệp đã ưu tiên không đúng chỗ.
Quãng đường đen tối của ngành khách sạn (Đào Loan): Đợt đóng cửa khách sạn lần này có cả những người chủ đã bền gan mở cửa xuyên suốt trong hơn một năm vắng khách vừa qua.
“Sóng ngầm” đầu tư hạ tầng logistics (Quốc Hùng): Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang rót nhiều tiền vào các dự án kho bãi, vận tải và giao nhận hàng hóa, trong khi các địa phương cũng đã lên kế hoạch đầu tư lớn cho hạ tầng logistics.
Doanh nghiệp giàu hay ít tiền đều đang khóc (Đỗ Long): Hứng chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, khó khăn của từng doanh nghiệp là quá lớn, về lâu dài sẽ không kham nổi. Chính phủ cần có thêm các kịch bản cho kinh tế để mục tiêu kép không bị phá sản.
Doanh nghiệp đưa người lao động đi nước ngoài hết thời “đem con bỏ chợ” (LS. Lê Thị Minh Châu): Luật số 69/2020/QH14 thay thế cho Luật số 72/2006/QH11 sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2022. Luật 69 gia tăng trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài.
Janet Ngô: nghệ thuật giúp xã hội bền vững và định hình bản sắc (Diễm Trang gặp gỡ Janet Ngô - người cầm trịch dự án phim huyền sử Trưng Vương): Có rất ít phim về đề tài lịch sử gặt hái thành công, nhưng không lẽ thấy khó thì không làm?
Thật lòng hiếu khách? (Minh Duy): Nếu một địa phương thực sự phải dừng đón du khách từ một nơi nào đó để ngăn chặn dịch bệnh, một thông điệp từ phía cơ quan quản lý du lịch gửi đến khách hàng nhằm tìm kiếm sự thông cảm, sẻ chia, thiết nghĩ vẫn hay hơn một thứ mệnh lệnh khô khan.
Cuộc viễn chinh tới thiên đàng và địa ngục (Nguyễn Vĩnh Nguyên): Cuộc Thập tự chinh thứ nhất (tựa gốc: The First Crusade - The Call from the East, Trần Trọng Hải Minh dịch, Phanbook & NXB Đà Nẵng ấn hành, 2021) tạo ra sức hấp dẫn riêng trong dòng sách sử học hiện thời, không chỉ với những ai đã đọc qua tác phẩm Những con đường tơ lụa của cùng tác giả, mà còn vì tác phẩm giúp giải mã phần nào những căn nguyên sâu xa của cuộc khủng hoảng Israel - Palestine ngày nay.
Xoài cóc: chỉ dấu mùa thu hoạch (Dương Văn Ni): Kinh nghiệm dân gian là khi nào thấy xoài cóc bị dơi ăn thì khoảng một tuần sau có thể hái trái trên cây. Hái lúc này, khi chín, trái sẽ ngọt đồng đều.
Ly cà phê 50.000 (Thanh Thảo): Chương trình “Ly cà phê 50.000”: uống cà phê chỉ là cái cớ, uống để ủng hộ bà con Bắc Giang đang chịu vô vàn cực khổ chống dịch Covid-19.
Chuyện vắng teo (Lưu Thị Lương): Nghỉ dịch, đường trống, thoáng khí nhưng mà không vui chút nào!
Trang Kinh tế thế giới:
Nỗi lo trái đất thiếu người (Nguyễn Vũ): Người dân ở nhiều nước có xu hướng sinh ít con hơn. Nếu xu hướng này cứ tiếp diễn, đến giữa thế kỷ này, trái đất sẽ trải qua nhiều thay đổi to lớn chưa lường hết được.
Tiền mã hóa và sự “chia rẽ” của các ngân hàng (Phan Minh Châu): Hiện nay các ngân hàng thương mại trên thế giới đang có cái nhìn trái ngược nhau về bitcoin và các loại tiền mã hóa khác.
Mời bạn đọc đón xem!
Xem thêm: lmth.nas-gnon-ohc-ueih-gnouht-coul-neihc-1202-32-os-gstk/949613/nv.semitnogiaseht.www