"Trung thực một chút thì, làm sao tôi có thể nhìn quý tử của mình phải chịu vất vả, lăn lộn ngoài kia", ông Lee Young-wook, 61 tuổi nói về con trai.
Con trai ông Lee, Jeong-kyu năm nay đã 31 tuổi và vẫn sống cùng cha mẹ trong ngôi nhà mà anh đã sinh ra và lớn lên ở Bundang, ngoại ô Seoul. Nhà của họ không phải biệt thự sang trọng, mà chỉ là một căn hộ nhỏ, vừa đủ cho 3 người lớn sinh hoạt.
Gia đình ông Lee Young-wook.
Bất chấp nhà cửa chật hẹp, chàng trai trẻ họ Lee chưa vào giờ thử chuyển ra để sống một mình và cũng chưa từng nghĩ tới ý tưởng đó.
Jeong-kyu được coi là thành viên của "bộ tộc kangaroo" Hàn Quốc – từ lòng để mô tả những người vẫn ăn bám bố mẹ dù đã ngoài 30 tuổi, thậm chí 40 tuổi. Cái tên đó gợi nhớ về hình ảnh loại chuột túi kangaroo, lớn lên trong chiếc túi trước bụng mẹ và nhiều con không muốn rời đi dù đã đủ lớn.
Theo một báo cáo mới đây của Văn phòng thống kê Hàn Quốc, hơn 50% người trưởng thành chưa lập gia đình trong độ tuổi 30 -40 và 44% trong số đó thuộc độ tuổi 40 – 44, vẫn sống cùng cha mẹ. Bản báo cáo được công bố hồi cuối tháng 3 đã khiến cả Hàn Quốc xôn xao, làm dấy lên định kiến về "bộ tộc kangaroo" là những người vô dụng, ăn bám, thất bại trong cuộc sống.
Bản báo cáo cũng lưu ý rằng, 42% những người trưởng thành mà vẫn sống cùng cha mẹ đó là người thất nghiệp. Truyền thông cũng liên tục đưa tình hình ảnh cha mẹ già kiệt sức nuôi đứa con đã trưởng thành nhưng vẫn không nghề nghiệp, vô lo vô nghĩ. Giới chuyên gia nhận định, hiện tượng này rất phổ biến ở Hàn Quốc.
"Hiện tượng bộ tộc kangaroo không phải mới mẻ ở Hàn Quốc. Vì tỉ lệ người trưởng thành trong độ tuổi 30 -40 sống cùng bố mẹ hiện nay không mấy khác biệt so với thời kỳ những năm 1980. 2010", theo giáo sư xã hội học Kye Bong-oh, đại học Kookmin.
Không thể độc lập kinh tế chỉ là một trong số những yếu tố khiến những người trưởng thành đó không rời khỏi "tổ". Nhiều người tiếp tục sống cùng cha mẹ bởi nhiều lý do. Một số, sống cùng cha mẹ để chăm sóc đấng sinh thành cao tuổi, đồng thời tiết kiệm tiền cho tương lại. Một số người khác, đặc biệt là phụ nữ độc thân lại vin vào quan điểm bảo thủ của cha mẹ làm lý do không ra ngoài sống.
Song Jung-hyun, 36 tuổi và cha mẹ.
Song Jung-hyun, 36 tuổi và Nang Yoon-jin, 33 tuổi đã độc lập kinh tế từ lâu. Họ đều là giáo viên trường công ở Seoul – một trong những nghề nghiệp được ưa chuộng tại Hàn Quốc. Nhưng cha mẹ họ lại có quan điểm rằng, phụ nữ chỉ nên chuyển ra ngoài khi lấy chồng. "Cha mẹ tôi cho rằng, phụ nữ sống một mình sẽ dễ gặp nguy hiểm", Song nói.
Nhiều người độc thân có thể cảm thấy ngột ngạt khi phải sống cùng cha mẹ. Nhưng Song và Nang đều cảm thấy vui vẻ với cách sống này. Họ cũng nhấn mạnh lợi ích thiết thực của nó. "Mẹ vẫn làm bữa sáng, thanh toán các hóa đơn điện nước, sinh hoạt phí cho tôi. Cuộc sống không khác gì thời sinh viên, ngoài trừ việc hiện giờ tôi đã đi làm. Mẹ muốn tôi tiết kiệm để lấy chồng", Nang nói.
Song cho biết, khi sống cùng bố mẹ cô có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc bởi đã có mẹ làm thay việc nhà, giặt giũ… Hơn nữa, cha mẹ có thể cho cô những lời khuyên cho các vấn đề quan trọng. "Không chỉ tôi, bố mẹ tôi cũng thích cách sống này. Tuổi tác ngày càng lớn, bố mẹ tôi gặp khó khan khi dùng điện thoại thông minh, ngân hàng trực tuyến…. Khi sống cùng nhau, tôi giúp đỡ bố mẹ những chuyện như vậy. Bố mẹ tôi thường nói, họ không thể tưởng tượng nổi cuộc sống sẽ ra sao khi thiếu tôi", Song bày tỏ.
Nang Yoon-jin, 33 tuổi và mẹ.
Thuật ngữ "bộ tộc kangaroo" phổ biến ở Hàn Quốc từ những năm 2000, khi tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao, nhiều người tốt nghiệp đại học nhưng vẫn không tìm được việc làm, phải sống cùng cha mẹ. Từ năm 1997 đến 1998, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tăng vọt từ 5,7% đến 12,2%, trước khi giảm nhẹ xuống 8,1% năm 2000. Năm 2020, tỷ lệ này là 9%, theo Cơ quan thống kê Hàn Quốc.
Hiện nay, sự kỳ thị "bộ tộc kangaroo" là những người kém cỏi về mặt xã hội, tài chính đã giảm bớt. Nhiều người bắt đầu nhận thấy, muốn độc lập kinh tế trong tình hình hiện nay ngày càng khó với thế hệ trẻ.
"Giá nhà tại các thành phố lớn như Seoul tăng mạnh từ năm 2000, trong khi thị trường việc làm không ổn định, ngày càng nhiều công việc chỉ có tính tạm thời. Đó là các yếu tố khiến những người 30 -40 tuổi gặp khó khăn nếu muốn sống tự lập, rời khỏi nhà cha mẹ", Lee Chul-hee, giáo sư kinh tế học Đại học Quốc gia Seoul nói.
Trước thực tế con trai chưa từng có công ăn việc làm ổn định, ông Lê Young-wook tự tin mình lựa chọn đúng khi không gây áp lực, buộc con phải chuyển ra ngoài sống tự lập. "Tôi và vợ đều muốn làm chỗ dựa vững chắc cho con trai. Tôi sẽ không thúc giục việc của con ít nhất đến khi nó 35 tuổi".
Theo NBC News
Thiên An
Doanh nghiệp tiếp thị