vĐồng tin tức tài chính 365

Những em bé hồn nhiên trong “tâm dịch”: “Thương nhất cu con mới 3 tuổi... Khi gọi điện chỉ thốt lên được mấy tiếng 'nhớ

2021-06-03 03:23

Chưa bao giờ như bây giờ, dịch bệnh đã buộc các em nhỏ phải học cách sống độc lập từ lúc còn quá nhỏ. Có em bé 3 tuổi đã phải cách ly một mình xa gia đình, tự xúc cơm ăn…

Trong những ngày hè nóng rực lửa, sự hồn nhiên của các em khiến người ta vừa lạc quan như có làn gió mát, vừa chạnh lòng thương cho sự non nớt của tụi nhỏ.

BÉ TRAI 3 TUỔI MỘT MÌNH SỐNG GIỮA TÂM DỊCH Ở BẮC GIANG

Những ngày qua, Covid-19 đã trở thành ranh giới phân cách gia đình anh Nguyễn Văn Tư (38 tuổi, Tiên sơn, Việt Yên, Bắc Giang). 5 người cùng chung sống trong một mái nhà giờ đây chỉ còn sót lại duy nhất bé trai 3 tuổi âm tính.

Anh Tư hiện đang cách ly điều trị tại bệnh viện huyện Lục Nam. Vợ anh điều trị tại bệnh viện 1 dã chiến Bắc Giang. Con gái lớn và con trai thứ 2 ở bệnh viện Lạng Giang. Riêng bé trai 3 tuổi ở khu cách ly K16 - trường Sỹ quan Chính trị Bắc Ninh (Việt Yên, Bắc Giang). Anh Tư chưa từng nghĩ gia đình nhỏ của mình có lúc sẽ bị cắt xẻ phức tạp đến như thế!

"Đã hơn 10 ngày qua, chúng tôi chỉ nhìn thấy nhau qua màn hình điện thoại".

 Những em bé hồn nhiên trong “tâm dịch”: “Thương nhất cu con mới 3 tuổi... Khi gọi điện chỉ thốt lên được mấy tiếng nhớ bố” - Ảnh 1.
 Những em bé hồn nhiên trong “tâm dịch”: “Thương nhất cu con mới 3 tuổi... Khi gọi điện chỉ thốt lên được mấy tiếng nhớ bố” - Ảnh 2.

Bé trai 3 tuổi trong khu cách ly luôn được các y bác sĩ chăm sóc.

Anh Tư vẫn nhớ như in cảnh chia tay ngày hôm đó. Buổi sáng 18/5 khi vợ anh là công nhân công ty Hosiden có kết quả dương tính, trạm y tế xã khẩn trương thông báo sẽ có xe vào tận nhà đưa chị đi cách ly. Chỉ mấy tiếng sau, vợ anh Tư xách theo một bọc quần áo và ít đồ lặt vặt… lên xe đi mất hút. Ngay buổi trưa kế tiếp, anh Tư cũng ôm con chạy thẳng lên khu cách ly. Từ đây, 3 bố con chia tay nhau mỗi người một ngả.

Hai cháu lớn (con gái học lớp 5, con trai học lớp 1) may mắn ở cùng một khu nên có thể tự chăm nhau. Riêng bé trai út mới 3 tuổi lại phải ở một mình.

"Thương nhất cu con mới 3 tuổi... Khi gọi điện chỉ thốt lên được mấy chữ ‘nhớ bố".

Những ngày đầu mới đi cách ly, anh Tư nhớ con nhỏ rất nhiều. Các cháu còn quá bé bỏng, chưa va vấp với xã hội bao giờ. Lần đầu tiên xa bố mẹ lại là lúc phải sống giữa tâm dịch. Anh Tư lo các con không biết tự bảo vệ mình trước loại virus chết người… Nhưng dần dần, sự chăm sóc chu đáo của các y bác sĩ và nhân viên khu cách ly đã làm anh thấy yên tâm nhiều hơn.

"Ở chỗ con trai út may quá có anh họ, tức cháu ruột tôi, cùng cách ly nên có thể nhờ cháu chăm giúp. Bé được các anh chị quản lý ở khu cách ly quan tâm rất đặc biệt, được nhận nhiều bánh kẹo và sữa do mọi người tặng cho.

Ngày xưa lúc mẹ cháu đi làm công nhân, ca kíp nhiều chẳng có thời gian gần con, tôi hay buồn!… Bây giờ nghĩ lại bỗng thấy thật may mắn. Vì con không bám bố mẹ nên thích nghi rất nhanh với cuộc sống một mình. Cháu ăn ngủ rất tốt. Nhìn video con tự xúc cơm ăn, tôi vừa mừng vừa thương".

 Những em bé hồn nhiên trong “tâm dịch”: “Thương nhất cu con mới 3 tuổi... Khi gọi điện chỉ thốt lên được mấy tiếng nhớ bố” - Ảnh 3.

Anh Tư nói, các con chính là động lực giúp anh lạc quan hơn. Sự hồn nhiên, vô tư của tụi nhỏ khiến anh thường tự đặt câu hỏi: "Đám trẻ ổn đến thế thì tại sao mình lại tự lo lắng nhiều đến thế?".

"Bệnh thì không may đã mắc rồi! Giờ bi quan cũng đâu làm được gì". Anh Tư vẫn thường nói thế với vợ mình. Anh bảo chị phải cố gắng vui vẻ làm chỗ dựa tinh thần cho các con. Bây giờ, mọi người còn khỏe và nhìn thấy nhau qua màn hình điện thoại thì đó cũng đã là niềm hạnh phúc quá lớn lao.

"Thực sự là từ hôm xa nhau, có khi chính tôi đã chảy nước mắt vì thương con nhưng thằng út 3 tuổi thì chưa khóc miếng nào… Lúc nào gọi điện, tôi cũng thấy cháu rất ngoan và vẫn tự ăn tự uống ngon lành (cười)".

HIỆU TRƯỞNG XUNG PHONG ĐI CHĂM SÓC HỌC SINH CÁCH LY: CÁC EM CHÍNH LÀ ĐỘNG LỰC GIÚP TÔI VỮNG VÀNG HƠN

Khi dịch bệnh bùng lên tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tân Phong, Phòng Giáo dục huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã ra lời kêu gọi giáo viên tham gia vào tuyến đầu chồng dịch. Bởi vì lần này, đối tượng cách ly chủ yếu là học sinh, nên các cô giáo chính là người có thể chăm sóc tốt nhất.

 Những em bé hồn nhiên trong “tâm dịch”: “Thương nhất cu con mới 3 tuổi... Khi gọi điện chỉ thốt lên được mấy tiếng nhớ bố” - Ảnh 4.
 Những em bé hồn nhiên trong “tâm dịch”: “Thương nhất cu con mới 3 tuổi... Khi gọi điện chỉ thốt lên được mấy tiếng nhớ bố” - Ảnh 5.

Các em nhỏ cách ly ở Điện Biên

Trường Phổ thông dân tộc bán trú Chà Nưa trở thành điểm cách ly F1. Cô Hiệu trưởng Phạm Hồng Nhung đã lập tức đăng ký làm tình nguyện viên, ở lại trường tham gia cùng chống dịch.

"Lúc đăng ký, tôi còn không biết mình sẽ vào đây để làm gì. Vì thương học sinh nên cứ thấy có dịch, tôi xung phong đi chống".

Cùng với lá đơn của cô Nhung, có khoảng 20 thầy cô khác cùng trường hoặc khác trường đã đăng ký làm tình nguyện viên chăm sóc cho hơn 125 em nhỏ.

 Những em bé hồn nhiên trong “tâm dịch”: “Thương nhất cu con mới 3 tuổi... Khi gọi điện chỉ thốt lên được mấy tiếng nhớ bố” - Ảnh 6.

Lần đầu tiên bước vào môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao, cô Nhung và các giáo viên khá hoang mang. Vừa tiếp nhận điểm cách ly hôm trước, hôm sau xe cứu thương vào đưa 2 em học sinh đi điều trị.

"Nhìn cảnh các em bé tí như cục kẹo phải mặc đồ bảo hộ rộng thùng thình trèo lên xe đi về khu điều trị.. mà thương thắt cả ruột. Các em ngoan ngoãn, hồn nhiên chẳng biết gì còn người lớn nhìn theo chẳng ai cầm nổi nước mắt. Chúng tôi khóc chính vì sự hồn nhiên của các em không hề biết bộ đồ bảo hộ các em mặc là có ý nghĩa gì".

Để tiếp sức cho khu cách ly của trường Chà Nưa, các đoàn hảo tâm liên tục chuyển đồ đến. Nhiều cô giáo mầm non miệt mài gói bánh chưng. Người dân chuyển từ bó rau đến cọng củi… Gần như tất cả những gì có thể cho đi, họ đều đem tặng hết cho các thầy trò.

"Thương nhất là bà cụ đã lớn tuổi đã đi hái cả nửa bao tải rau muống rồi lễ mễ đem gửi cho nhân viên y tế. Cụ bảo: tôi chả có gì tặng cho các cô giáo, chỉ có đám rau muống trong vườn này thôi. Tôi già quá, chẳng đi nổi. Nhờ cô đem vào khu cách ly tặng các cháu ăn cho chóng khỏe".

 Những em bé hồn nhiên trong “tâm dịch”: “Thương nhất cu con mới 3 tuổi... Khi gọi điện chỉ thốt lên được mấy tiếng nhớ bố” - Ảnh 7.

Ở khu cách ly, các bé học sinh hầu hết là bạn cùng trường cùng lớp nên phải đi cách ly mà chúng vui như trẩy hội. Sáng ăn cơm, chiều học bài, tối lại hò hát. Thầy cô phải mệt lắm mới đảm bảo được giãn cách, tránh lây nhiễm chéo.

"Sự ủng hộ của bà con và tinh thần lạc quan của các em chính là liều thuốc tốt làm chúng tôi vững tinh thần. Sau 2-3 ngày đầu ngơ ngác, chúng tôi đã hoàn toàn tự tin làm chủ được tình hình, không còn sợ con virus nhiều như trước".

Hiện giờ, các em nhỏ đã âm tính sau 3 lần lấy mẫu và chỉ còn chờ hết hạn cách ly sẽ ra về. Từ sau hôm 2 em nhỏ dương tính lên xe đi điều trị, khu chưa có thêm em nào chuyển từ F1 thành F0.

"Nói ra điều này có thể nhiều người nghĩ là lý thuyết nhưng thực sự là tôi rất tin, không chỉ có điểm cách ly ở trường tôi chăm sóc tốt cho các em mà ở tất cả những nơi khác đều như thế. Mong các bậc phụ huynh có con nhỏ hãy yên tâm. Mặc dù chăm sóc các em khá vất vả… nhưng tôi chắc chắn nếu Tổ quốc cần, tôi vẫn sẽ xung phong đi vào tâm dịch chăm sóc học sinh".

Trao đổi với chúng tôi về trường hợp cháu bé 3 tuổi đang cách ly một mình gây sốt mạng xã hội những ngày qua, ông Hoàng Văn Trung (cán bộ quản lý khu K16) cho biết: "Khá nhiều người vin vào trường hợp này để làm quá lên. Thiên hạ muốn nói sao tùy họ thôi, nhưng em bé ở đây đang được chăm sóc rất tốt".

Bạn Lê Xuân Đạt (tình nguyện viên khu K16) cho biết: Bé 3 tuổi đang có anh họ chăm sóc và được các tình nguyện viên rất quan tâm.

Trương Thu Hường

Doanh nghiệp tiếp thị

Xem thêm: nhc.17485348120601202-ob-ohn-gneit-yam-coud-nel-toht-ihc-neid-iog-ihk-iout-3-iom-noc-uc-tahn-gnouht-hcid-mat-gnort-neihn-noh-eb-me-gnuhn/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những em bé hồn nhiên trong “tâm dịch”: “Thương nhất cu con mới 3 tuổi... Khi gọi điện chỉ thốt lên được mấy tiếng 'nhớ ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools