- Tạm giữ 93kg nghi sừng tê giác nhập lậu qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất
- Khởi tố đối tượng vận chuyển trái phép 7,8 kg sừng tê giác
Được biết, đây là lần thứ 5 Việt Nam tổ chức bàn giao mẫu ADN sừng tê giác cho Nam Phi, các mẫu ADN được thu từ các vụ bắt giữ nhập khẩu, buôn bán trái phép sừng tê giác vào Việt Nam.
Theo ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã nói chung, mẫu vật tê giác nói riêng được các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam đặc biệt quan tâm. Trong những năm gần đây nhiều vụ buôn bán, nhập khẩu sừng tê giác trái phép đã được cơ quan công an, hải quan điều tra, bắt giữ, nhiều đối tượng buôn lậu đã bị truy tố, xét xử.
Trong đó, riêng năm 2020 có 02 vụ, vụ thứ nhất là bắt giữ 93 kg sừng tê giác ngày 22/12/2020 tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và vụ bắt giữ 7,8 kg sừng tê giác ngày 12/12/2020 tại cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.
56 mẫu ADN sừng tê giác Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam trao cho Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Nam Phi thông qua Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam. |
"Việc bàn giao mẫu vật sừng tê giác cho Nam Phi hôm nay thể hiện việc thực thi Công ước CITES có trách nhiệm của Việt Nam, trong đó có Nghị quyết 9.14 về bảo tồn và thương mại mẫu vật tê giác châu Á và châu Phi; thể hiện sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và cộng hoà Nam Phi trong hoạt động chống buôn bán trái phép động vật hoang dã", ông Phạm Văn Điển nhấn mạnh.
Phát biểu tại buổi lễ bàn giao mẫu vật sừng tê giác, ông MK Lekgoro, Đại sứ Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam nhấn mạnh: "Việc Việt Nam bàn giao các mẫu sừng tê giác hôm nay cho Cơ quan thẩm quyền Nam Phi là một biểu hiện cụ thể và thiết thực cho cam kết chung của hai nước chúng ta trong việc chống lại nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã.
Trên thực tiễn, hoạt động này sẽ góp phần bảo vệ loài thú lớn này, để đảm bảo rằng thế hệ tương lai của chúng ta còn có cơ hội để nhìn thấy loài động vật những loài động vật tuyệt vời này trên hành tinh của chúng ta".
Theo ông MK Lekgoro, Nam Phi có cơ sở dữ liệu lớn nhất thế giới về ADN của tê giác trắng và tê giác đen miền Nam.
Điều nay có nghĩa là khả năng cao có thể xác định được nguồn gốc của sừng tê giác do cơ quan chức năng của Việt Nam thu giữ được.
Việc bàn giao mẫu vật ADN tại quốc gia bắt giữ cho quốc gia có tê giác phân bố sẽ hỗ trợ cho các cơ quan thực thi cả Việt Nam và Nam Phi truy xuất nguồn gốc của các mẫu vật sừng tê giác bị buôn bán trái pháp luật trên thị trường.
Qua đó có thể tìm ra những người liên quan từ săn bắt, buôn bán, vận chuyển và nhập khẩu trong toàn chuỗi cung bất hợp pháp.
Xem thêm: /309346-ihP-maN-nauq-us-iaD-ohc-caig-et-gnus-NDA-uam-65-oaig-nab-maN-teiV/us-ioht/nv.moc.dnac