vĐồng tin tức tài chính 365

Lạm phát ở các nền kinh tế phát triển tăng mạnh nhất kể từ năm 2008

2021-06-03 14:33

Lạm phát ở các nền kinh tế phát triển tăng mạnh nhất kể từ năm 2008

Chánh Tài

(KTSG Online) - Lạm phát đang tăng tốc ở các nền kinh tế phát triển. Báo cáo giá cả tiêu dùng của OECD công bố hôm 2-6 cho thấy giá cả năng lượng tăng mạnh là “thủ phạm chính” đẩy lạm phát trung bình hàng năm của 38 nước thành viên OECD tăng lên mức 3,3% trong tháng 4, so với mức 2,4% trong tháng 3.

Đây là mức tăng lạm phát nhanh nhất của khu vực OECD kể từ tháng 10-2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây cú sốc lớn cho nền kinh tế thế giới.

Giá cả nhiên liệu tăng mạnh là nguyên nhân chính đẩy lạm phát của khu vực OECD trong tháng 4 lên mức cao nhất kể từ năm 2008. Ảnh: Getty

Trong tháng 4, giá cả năng lượng ở các nước thành viên OECD tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát giá cả năng lượng sẽ còn duy trì trong nhiều tháng tới vì giá dầu hiện nay cao hơn nhiều so với năm ngoái.

Nhưng giá cả vẫn tăng ở các nước OECD ngay cả khi loại bỏ chi phí năng lượng và thực phẩm. Khi loại bỏ các sản phẩm thuộc hai hạng mục này ra khỏi công thức tính toán, lạm phát của OECD vẫn tăng từ mức 1,8% trong tháng 3, lên mức 2,4% trong tháng 4.

Các nhà kinh tế nhất trí rằng giá cả hàng hóa và dịch vụ đang chịu áp lực tăng nhưng họ vẫn còn tranh cãi về việc sự tăng giá này chỉ làm hiện tượng tạm thời và sẽ dần lắng dịu khi các nền kinh tế và người tiêu dùng trở về nhịp sống bình thường sau đại dịch Covid-19, hay là giá cả sẽ tăng trong một chu kỳ dài và gây ra những khó khăn lớn cho người lao động và giới doanh nghiệp.

Lạm phát đột ngột ập đến khi các nền kinh tế tái khởi động sau cuộc khủng hoảng Covid-19 là một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách trên thế giới. Giá cả tăng là tin xấu cho bất cứ ai đang sống dựa vào thu nhập cố định. Và các ngân hàng trung ương có thể buộc phải chống lạm phát bằng cách tăng lãi suất và thu hẹp các chương trình kích thích tiền tệ.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở nhiều mức khác nhau khắp 38 nước thành viên OECD, khu vực kinh tế chiếm 60% GDP toàn cầu. Tại Mỹ, lạm phát hàng năm trong tháng 4 tăng lên mức 4,2% so với mức 2,6% trong tháng 3. Đây cũng là mức tăng lạm phát nhanh nhất trong 13 năm qua ở Mỹ. Canada ghi nhận lạm phát nhảy lên mức 3,4% trong tháng 4 từ 2,2% trong tháng 3. Lạm phát ở Anh, Đức, Pháp, Ý đều tăng ở trong tháng 4.

Có những dấu hiệu cho thấy giá cả hàng hóa và dịch vụ đang tiếp tục tăng. Giá cả năng lượng ở 19 nước sử dụng đồng euro (eurozone) tăng lên mức 2% trong tháng 5 so với mức tăng 1,6% trong tháng 4, theo dữ liệu mới công bố hôm 1-6. Mức tăng này vượt mức lạm phát mục tiêu xấp xỉ 2% mà Ngân hàng trung ương châu Âu đặt ra cho khu vực eurozone trong năm nay.

Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 4 tăng lên mức 4,2%, cao nhất trong 13 năm qua. Ảnh: Market Watch

OECD dự báo đà tăng lạm phát sẽ yếu dần vào cuối năm nay khi các chuỗi cung ứng, vốn bị đảo lộn trong đại dịch Covid-19, sẽ phục hồi và công suất sản xuất hàng hóa trở về bình thường. Các nhà kinh tế của OECD cho rằng với nhiều người lao động vẫn đang thất nghiệp, chu kỳ tăng lương và giá cả hàng hóa kéo dài sẽ không diễn ra.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là các kỳ vọng lạm phát của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng đang tăng mạnh ở Mỹ. Sau nhiều thập kỷ lạm phát tăng yếu, người dân Mỹ giờ đây không tin giá cả sẽ được kiểm soát. Các sự thay đổi về tâm lý như vậy có thể dẫn đến một vòng lẩn quẩn: Doanh nghiệp tích trữ hàng hóa nhiều hơn và người tiêu dùng mua nhiều sản phẩm hơn ngay cả khi họ chưa cần dùng chúng ngay và điều này chỉ càng làm gia tăng áp lực lạm phát.

“Các mối lo lắng của thị trường về mức lạm phát cao và đang tăng tốc xuất phát từ rủi ro kinh tế tăng trưởng quá nóng do nhu cầu dồn nén đang được giải phóng, chương trình kích thích tài khóa mạnh mẽ và cam duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục hiện nay của Cục Dự trữ liên bang Mỹ”, các nhà phân tích của hãng xếp hạng tín dụng Moody’s nhận định trong một báo cáo gần đây về triển vọng lạm phát của Mỹ.

Tác động của giá dầu đối với đà tăng của lạm phát hiện nay ở khu vực OECD gợi lại ký ức của thập niên 1970 khi tình trạng gián đoạn nguồn cung dầu kích hoạt cơn tăng giá hàng loạt ở các hàng hóa và dịch vụ khác, đẩy lạm phát lên mức cao hơn hai con số ở nhiều nước giàu.

Tuy nhiên, phần lớn các nhà kinh tế cho rằng rủi ro lặp lại kịch bản này rất thấp vì nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi trên nhiều phương diện trong nửa thập kỷ qua. Vào thập niên 1970, các công đoàn lao động với quyền lực mạnh mẽ, đã buộc các công ty phải tăng lương tương ứng với mức tăng lạm phát.

Vì vậy, các công ty cũng tăng giá bán hàng hóa để duy trì mức biên lợi nhuận của họ và điều này dẫn đến làn sóng đòi tăng lương mới.  “Nhiều người đang so sánh tình hình lạm phát hiện nay với thập niên 1970 nhưng thế giới đã rất khác”, Laurence Boone, nhà kinh tế trưởng của OECD, nhận định.

Theo CNN

Xem thêm: lmth.8002-man-ut-ek-tahn-hnam-gnat-neirt-tahp-et-hnik-nen-cac-o-tahp-mal/599613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lạm phát ở các nền kinh tế phát triển tăng mạnh nhất kể từ năm 2008”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools