Theo đó, hiện đang nổi lên một số xu hướng đầu tư - kinh doanh mới, mà đầu tiên phải kể đến là xu hướng đầu tư vào những tài sản an toàn hơn như vàng hay trái phiếu Chính phủ Mỹ, Nhật Bản. Tiếp theo là xu hướng mua bán & sáp nhập (M&A) dự báo sẽ tăng mạnh do yêu cầu phải tái cơ cấu toàn diện từ ảnh hưởng của COVID-19. Bên cạnh đó, xu thế cắt giảm chi phí và nhân sự cùng với việc chuyển đổi kinh doanh số cũng đang diễn ra. Ngoài ra, còn có một xu thế đáng chú ý là thay đổi chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị.
Bài báo về xu hướng và cơ hội đầu tư của Chủ tịch Hội đồng quản trị SAPA Thale đăng trên Forbes số ra cuối tháng 5/2021. |
Bài học nhãn tiền từ dịch COVID- 19 cũng cho thấy các chính phủ, doanh nghiệp và người dân ngày càng quan tâm hơn đến chăm lo sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Đây là điều đáng mừng và quốc gia nào sớm coi đây là quốc sách sẽ có được sức đề kháng tốt hơn, nhiều khả năng phát triển bền vững và hài hòa hơn.
Riêng lĩnh vực dịch vụ tài chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị của SAPA Thale group cho rằng, đại dịch không chỉ mang lại những tác động tiêu cực như tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu tăng, lợi nhuận giảm mà còn mang lại nhiều điểm tích cực.
Cụ thể là nó là giúp đẩy nhanh hơn xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và đẩy mạnh hơn xu hướng Fintech, Bigtech thâm nhập vào thị trường tài chính, tạo sức ép cạnh tranh khiến ngành ngân hàng phải đẩy nhanh tiến trình số hóa. Điểm tích cực tiếp theo là những thay đổi cơ bản trong hành vi khách hàng dẫn tới những như nhu cầu mới về sản phẩm, dịch vụ.
“Đây là cơ hội để các tổ chức tài chính rà soát, phát triển các sản phẩm của mình để phục vụ tốt hơn và nâng cao trải nghiệm khách hàng", ông Mai Vũ Minh nói.
Chủ tịch Hội đồng quản trị của SAPA Thale group cũng cho biết, có thể nhận diện thấy ít nhất có 4 nhóm cơ hội đầu tư – kinh doanh quan trọng trong thời gian tới, đó là kinh doanh số, đầu tư công, lĩnh vực y tế và dịch chuyển dòng vốn.
Ở nhóm cơ hội đầu tư – kinh doanh số, theo ông Mai Vũ Minh thì với mục tiêu duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh vượt qua khó khăn dịch bệnh cùng với xu thế CMCN 4.0 hiện nay, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã và đang tổ chức hoạt động, kinh doanh trên nền tảng tự động hóa, phát triển tài chính số, ngân hàng số, Fintech, thương mại điện tử… Theo đó, các dịch vụ hỗ trợ sẽ có nhiều cơ hội phát triển nhanh như kho vận, giao hàng nhanh, đóng gói, cung ứng nền tảng, livestream sự kiện, an ninh mạng…
Tỷ phú Mai Vũ Minh nhận định, cơ hội cũng xuất hiện từ xu thế tăng đầu tư công, nhất là đầu tư giải quyết an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo, hạ tầng ICT, dịch vụ y tế... Những khoản đầu tư này đang được các nước quan tâm thực hiện vì chúng vừa thúc đẩy tăng trưởng cũng như tạo tiền đề phát triển lâu dài. Nhà tài trợ, doanh nghiệp tham gia, định chế tài chính, tổ chức tư vấn, địa phương… là những người hưởng lợi từ xu thế này.
Ở nhóm thứ 3, cơ hội đầu tư – kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế, chăm lo sức khỏe, dược phẩm, sản phẩm xanh, sản phẩm thân thiện môi trường đã và đang mở rộng hơn. Cơ hội này đã có được trong những năm gần đây và dịch bệnh lại càng thúc đẩy nhu cầu thiết yếu này.
Cuối cùng, xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư đã và đang diễn ra. Xu thế này còn tiếp diễn vì quá trình dịch chuyển thường diễn ra ít nhất khoảng 1-3 năm, các doanh nghiệp tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chính phủ các nước có động thái khuyến khích, hỗ trợ…
Xem thêm: /672446-iom-hnaod-hnik-ut-uad-ioh-oc-av-gnouh-ux-ueihn-neih-tauX-sebroF/gnourt-ihT/nv.moc.dnac