vĐồng tin tức tài chính 365

Mỏ quặng 320 triệu tấn của Hòa Phát tại Úc từng được chủ cũ mua lại với giá chưa đến 1 triệu USD

2021-06-04 08:49

Ngày 31/5, tin tức về việc ‘Vua thép Việt’ - Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long đã mua thành công mỏ quặng sắt dự án Roper Valley ước tính trữ lượng khoảng 320 triệu tấn tại Australia được công bố rộng rãi, đánh dấu bước đi chiến lược tạo chỗ đứng vững chắc tại thị trường có nguồn cung quặng sắt lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, Hòa Phát không tiết lộ chi tiết tài chính, cụ thể là số giá trị hợp đồng trong thương vụ mua lại này.

Một "đại gia" khai thác quặng đến từ Dubai từng mua dự án Roper Valley với giá chỉ dưới 1 triệu USD

Theo thông tin trên trang web ntio.com.au, dự án quặng sắt Roper Valley nằm ở Lãnh thổ phía Bắc của Úc, cách thủ đô Darwin khoảng 600km về phía đông nam và cách đại dương tại Vịnh Carpentaria 140km.

Mỏ quặng 320 triệu tấn của Hòa Phát tại Úc từng được chủ cũ mua lại với giá chưa đến 1 triệu USD - Ảnh 1.

Website chính thức của Dự án quặng sắt Roper Valley (Australia). Ảnh chụp màn hình

Về lịch sử hình thành, quặng sắt được BHP phát hiện trong khu vực vào cuối những năm 1950 - đầu những năm 1960. Trong số 26 mỏ quặng sắt được BHP phát hiện trong giai đoạn này, có 20 mỏ nằm trong Dự án Roper Valley.

Sao đó, giai đoạn 2010-2012, khu vực này được quan tâm thăm dò mới và kết hợp khoan RC, khoan kim cương, đào rãnh bề mặt. Kết quả, xác định được tổng tài nguyên khoáng sản là 488 triệu tấn, hàm lượng sắt 41,6% Fe. Trong đó, 41,2 triệu tấn quặng hàm lượng 57,8% Fe cũng đã được xác định.

Vào năm 2013, hoạt động lấy mẫu số lượng lớn đã bắt đầu tại mỏ để chiết xuất khoảng 400.000 tấn quặng vận chuyển trực tiếp (DSO) nhằm cung cấp xác nhận về địa chất và sự chấp nhận của thị trường đối với quặng sắt được sản xuất.

Tuy nhiên, đến giữa năm 2014, các hoạt động khai thác bị đình chỉ do giá quặng sắt giảm và vào năm 2016, NTIO đã mua lại Dự án với kế hoạch phát triển lại các hoạt động khai thác và thiết lập một giải pháp hậu cần chi phí thấp hơn nhiều bằng cách vận chuyển quặng bằng đường bộ đến Cơ sở Xếp dỡ Sà lan trên bờ biển để chuyển tải ngoài khơi.

Mỏ quặng sắt dự án Roper Valley trữ lượng ước tính đạt 320 triệu tấn.

Ban đầu, sau khi đồng ý trả 1,07 triệu USD cho mỏ quặng này, công ty con của Al Rawda đã yêu cầu thay đổi thỏa thuận và cuối cùng đã hoàn tất giao dịch với giá chỉ dưới 1 triệu USD, và 703.175 USD trong số đó được nộp dưới dạng trái phiếu môi trường.

Kể từ đó, Công ty con của Al Rawda tại Úc đổi tên thành Northern Territory Iron Ore Pty Ltd (NTIO). Theo Bloomberg, Al Rawda là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đá và các vật liệu xây dựng khác ở các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) – Dubai.

Vào tháng 3/2017, NTIO đã vạch ra một lộ trình mới để đưa quặng sắt của mỏ đi xuất khẩu. Theo đó, NTIO thông báo về ý định xây dựng một bến sà lan gần cửa sông Roper, nơi quặng sắt của mỏ sẽ được vận chuyển sau đó đưa ra một chiếc thuyền lớn hơn ở Vịnh Carpentaria.

Đến tháng 2/2021, Al Rawda Resources Limited cho biết đã ký một thỏa thuận ràng buộc với Dragon Resource Investment Pty Ltd để bán 100% quyền sở hữu của ARRL đối với NTIO nhưng số tiền không được tiết lộ.

Mỏ quặng 320 triệu tấn của Hòa Phát tại Úc từng được chủ cũ mua lại với giá chưa đến 1 triệu USD - Ảnh 3.

Vị trí Dự án quặng sắt Roper Valley.

Điều này đồng nghĩa với việc đại gia khai thác quặng Dubai chuyển toàn bộ quyền sở hữu dự án quặng Roper Valley cho công ty Dragon Resource Investment Pty Ltd.

Dragon Resource Investment Pty Ltd có trụ sở tại Úc, người đại diện theo pháp luật là Quang Pham. Dragon Resource Investment Pty Ltd là công ty con cấp 3 được thành lập trong năm 2020 của Tập đoàn Hòa Phát.

Tỷ phú Trần Đình Long nói gì về thương vụ mua mỏ quặng sắt ở Úc?

Ở thời điểm hiện tại, Tập đoàn Hòa Phát là đối tác lớn nhất, chiếm đến 16% kim ngạch xuất khẩu của Australia vào Việt Nam. ‘Vua thép Việt’ cũng là đối tác Việt Nam hàng đầu của Australia.

Tại Đại hội cổ đông thường niên của Tập đoàn Hòa Phát hôm 22/4, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát, tỷ phú Trần Đình Long đã trả lời thắc mắc của nhà đầu tư về ý định mua mỏ quặng sắt ở Úc.

"Nếu mua mỏ quặng mà có lãi thì chúng tôi sẽ làm. Hòa Phát không phải mua mỏ quặng sắt thì mới có nguyên liệu đầu vào, cổ đông không lo thiếu đâu, nguồn cung quặng sắt trên thế giới rất lớn", vị tỷ phú nhấn mạnh.

Mỏ quặng 320 triệu tấn của Hòa Phát tại Úc từng được chủ cũ mua lại với giá chưa đến 1 triệu USD - Ảnh 4.

Tập đoàn Hòa Phát là đối tác Việt Nam hàng đầu của Australia.

Tại cuộc họp với Bộ Công Thương vào tháng 5, ông Trần Đình Long cũng đề xuất với các cơ quan quản lý và ban hành chính sách của Việt Nam "quan tâm hơn" đến vấn đề nhập khẩu quặng sắt, thép cuộc cán nóng HRC của các doanh nghiệp thép, trong đó có Tập đoàn Hòa Phát.

Đại sứ quán Australia tại Việt Nam dẫn số liệu từ nguồn Global Trade Atlas cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia vào Việt Nam năm 2020 là 4,4 tỷ USD, nhưng riêng Tập đoàn Hòa Phát đã chiếm 705 triệu USD.

Cũng trong năm 2020, Hòa Phát nhập khẩu gần 2 tỷ USD máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất, trong đó riêng thị trường Australia chiếm 35% tổng giá trị nhập khẩu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, tổng giá trị nhập khẩu từ thị trường Australia của Hòa Phát tăng lần lượt 1,2 và 2 lần trong năm 2019, năm 2020, tương ứng 325 triệu USD và 705 triệu USD.

Dự kiến năm 2021, doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long sẽ nhập từ 3,5- 4 triệu tấn quặng, 3,5 triệu tấn than các loại, 145.000 con bò từ Australia.

Mỏ quặng 320 triệu tấn của Hòa Phát tại Úc từng được chủ cũ mua lại với giá chưa đến 1 triệu USD - Ảnh 5.

Hòa Phát đang phát triển theo hướng đa ngành và một trong những hướng đó là đầu tư bất động sản

Theo ông Trần Đình Long, hiện Hòa Phát đang có uy tín, có tiếng trên thị trường, tập đoàn đang tranh thủ thêm nhiều hướng đi chiến lược để tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

"Không ai có thể làm thép mãi được. Hòa Phát cũng như mọi tập đoàn khác sớm muộn đa ngành và một trong những hướng đó là bất động sản", tỷ phú Trần Đình Long chia sẻ.

(Tổng hợp)

Xem thêm: mth.65323955130601202-dsu-ueirt-1-ned-auhc-aig-iov-ial-aum-uc-uhc-coud-gnut-cu-iat-tahp-aoh-auc-nat-ueirt-023-gnauq-om/nv.ahos

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mỏ quặng 320 triệu tấn của Hòa Phát tại Úc từng được chủ cũ mua lại với giá chưa đến 1 triệu USD”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools