vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế nội địa sẽ tăng mạnh

2021-06-05 09:12

Theo số liệu của Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính), thu ngân sách thực hiện 5 tháng đầu năm 2021 đạt 667.900 tỉ đồng, tăng 15,2% so cùng kỳ năm 2020. Từ số thu ngân sách, các chuyên gia kinh tế cho rằng, mặc dù ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19, sức bật kinh tế nội địa vẫn rất mạnh.

Thu ngân sách từ ngân hàng, bất động sản tăng

Theo số liệu báo cáo của Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính), thu ngân sách nhà nước thực hiện 5 tháng đầu năm nay đạt 667,9 nghìn tỉ đồng, bằng 49,7% dự toán, tăng 15,2% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt hơn 15.956 tỉ đồng, bằng 68,8% so với dự toán, bằng 81,6% so với cùng kỳ; thu nội địa ước đạt hơn 546.404 tỉ đồng, bằng 50% dự toán pháp lệnh, bằng 113,1% cùng kỳ năm 2020. Số thu không kể tiền sử dụng đất, cổ tức và lợi nhuận còn lại, thu từ xổ số kiến thiết và chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước ước đạt 437.566 tỉ đồng, bằng 49,6% so với dự toán pháp lệnh, bằng 118,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Nếu loại trừ các yếu tố gia hạn thuế, những khoản tăng thu trong 5 tháng đầu năm 2021, thì số thu thuế, phí nội địa (không kể tiền sử dụng đất, cổ tức và lợi nhuận còn lại, xổ số và thu chênh lệch thu chi Ngân hàng Nhà nước) tăng 5,8% so cùng kỳ.

Chia sẻ với Lao Động về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Huy - Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Thuế cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, cùng với việc hỗ trợ người nộp thuế làm thủ tục gia hạn, cơ quan thuế các cấp cũng đã triển khai nhiều biện pháp chống thất thu ngân sách. Báo cáo của Vụ Ngân sách cũng nêu rõ, có 42 địa phương thu nội địa đạt trên 48% dự toán; 14 địa phương thu đạt từ 42% đến 48%; 7 địa phương thu đạt dưới 42%; có 51 địa phương thu cao hơn cùng kỳ, trong đó 36 địa phương tăng thu trên 15% so với cùng kỳ năm 2020.

Còn báo cáo của Tổng cục Thuế cho thấy, tính đến tháng 5.2021, toàn ngành Thuế đã thực hiện được 18.311 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 17,68% kế hoạch năm 2021. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là hơn 11.709 tỉ đồng. Trong đó, tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là hơn 2.699 tỉ đồng; giảm khấu trừ là hơn 402 tỉ đồng; giảm lỗ hơn 8.606 tỉ đồng. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách hơn 1.132 tỉ đồng.

Bên cạnh việc triển khai hiệu quả các đề án chống thất thu ngân sách, Tổng cục Thuế cho biết tình hình kinh tế có xu hướng phục hồi từ cuối năm 2020, cùng với phát sinh các nguồn tăng thu khá từ các ngành ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, sản xuất lắp ráp ôtô; các nguồn thu đột biến từ hoạt động sáp nhập, hợp nhất, đánh giá lại tài sản khi góp vốn, chuyển nhượng vốn. Điều này đã góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước (NSNN) trong 5 tháng đầu năm.

Tìm kiếm giải pháp phù hợp

Nói với Lao Động, chuyên gia kinh tế PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, muốn phục vụ việc kích cầu thị trường nội địa cần phải xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất và hệ thống phân phối quốc gia bao gồm các vùng sản xuất tập trung theo thế mạnh, đi đôi với các trung tâm dự trữ hàng hóa, nhà máy chế biến, hạ tầng giao thông, các dịch vụ logistics, cần sớm thiết lập hệ thống các chợ đầu mối nhằm đảm bảo cho hàng hóa sản xuất ra được giao dịch một cách công khai minh bạch trên thị trường, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cũng theo ông Thịnh, những thủ tục hành chính thành lập các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các chuỗi bán lẻ cần phải thông thoáng, tốn ít chi phí và thời gian. Nhà nước cần làm tốt công tác kiểm soát thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh

lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. “Ngoài sự hỗ trợ về mọi mặt của nhà nước và các bộ, ngành, các địa phương thì các doanh nghiệp bao gồm cả bán hàng trực tiếp và bán hàng online đều phải làm tốt công tác xây dựng thương hiệu của hàng hóa, thương hiệu bán lẻ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh, tiến tới hình thành các tập đoàn sản xuất kinh doanh lớn, đủ sức dẫn dắt thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay ở thị trường nội địa” - ông Thịnh nói thêm.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ông Cao Anh Tuấn - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan thuế các cấp cần tiếp tục bám sát tình hình. Đánh giá tác động của việc thực hiện Nghị định số 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ đến số thu, từ đó kịp thời có các giải pháp điều hành thu ngân sách nhà nước hiệu quả.

Lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các vụ, đơn vị với chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức tiếp nhận giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP, đánh giá kết quả triển khai thực hiện, từ đó tiếp tục đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong công tác kê khai để thực hiện đúng chủ trương gia hạn của Chính phủ.

Hơn 42.058 tỉ đồng đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế

Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tính từ ngày 1.1.2021 đến ngày 19.5.2021, tổng số doanh nghiệp tham gia hoàn thuế điện tử là 6.040 doanh nghiệp trên tổng số 6.206 doanh nghiệp hoàn thuế (đạt 97,33%). Số hồ sơ tiếp nhận là 10.466 hồ sơ trên tổng số 10.664 hồ sơ, đạt tỉ lệ 98,14%. Tổng số hồ sơ hệ thống đã giải quyết hoàn thuế là 6.875 hồ sơ, với tổng số tiền hơn 42.058 tỉ đồng.

Xem thêm: odl.029619-hnam-gnat-es-aid-ion-et-hnik/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế nội địa sẽ tăng mạnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools