Tại một điểm bán vải của lực lượng quản lý thị trường - Ảnh: QLTT
Việc đặt vấn đề lập quỹ bình ổn giá thép có thể là mong muốn của tân bộ trưởng, nhưng muốn làm điều này sẽ phải sửa cả Luật giá và nhiều việc khác. Từng quản lý ở địa phương, rồi đã lập ra cả tổ giúp việc để thẩm định, đề xuất chính sách nhưng tân bộ trưởng Bộ Công thương vẫn khiến nhiều lãnh đạo doanh nghiệp thấy... giật mình, nửa mừng nửa lo.
Bộ trưởng đã nhận diện vấn đề. Nhưng thông tin từ Bộ Công thương rất quan trọng, cần bàn thảo và tham vấn kỹ, tránh gây nhiễu loạn thêm trong bối cảnh cả nước đang vất vả chống dịch.
Rồi mới đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Trần Hữu Linh có văn bản gửi bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết sẽ yêu cầu và giao chỉ tiêu tiêu thụ cụ thể cho từng cục QLTT để chủ động làm việc với các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng, khu công nghiệp, hội nông dân nhằm trực tiếp tham gia bán quả vải thiều, thậm chí còn mở thêm các điểm bán lưu động.
Việc đảm nhiệm "hai vai" này của Tổng cục QLTT là theo yêu cầu của bộ trưởng Bộ Công thương tại chỉ thị 08. Và thật nhanh chóng, các kiôt bán vải trưng biển QLTT mọc lên ở nhiều nơi. Người bán đã mặc thường phục, nhưng chắc hẳn ngành QLTT khó có thể không dành thời gian để tổ chức những điểm bán như thế.
Để đảm bảo mục tiêu kép thì sự chung tay, huy động thêm lực lượng là cần thiết. Vấn đề là cách làm và thông tin để không thấy sự chồng chéo. Bởi theo phân công nhiệm vụ thì Vụ Thị trường cũng thuộc Bộ Công thương đang đảm nhiệm các công việc mà QLTT đang làm, như kết nối các siêu thị, nhà phân phối, chợ truyền thống, khu công nghiệp để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều, nông sản...
Chưa kể, bộ cũng có các đơn vị khác tham gia vào công tác này như Cục Xúc tiến thương mại, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số…
Bà Nguyễn Thị Thành Thực, chuyên gia nông nghiệp, cho rằng ngành nông sản lâu nay luôn bị ám ảnh với từ "giải cứu". Do đó, cần thiết hơn là Nhà nước nâng cao hơn nữa vai trò xây dựng chiến lược, định hướng thị trường, mở rộng kênh tiêu thụ...
Theo bà Thực, dù ngắn hạn nhưng đã có nhiều trường hợp nói là thúc đẩy tiêu thụ, hỗ trợ giải cứu nhưng lại làm méo mó thị trường, thiệt nhất lại là người nông dân có sản phẩm chất lượng.
"QLTT chỉ nên tham gia với vai trò hỗ trợ ở một khâu nào đó, phối hợp với các đơn vị khác trong bộ có nhiệm vụ chính là thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, hơn là tự đi tổ chức các hoạt động mua bán" - bà Thực nhấn mạnh.
Một cán bộ ở Viện Nghiên cứu thương mại cũng cho rằng hỗ trợ tiêu thụ vải thiều là đáng khích lệ song cần tránh sự chồng chéo giữa các lực lượng.
Việc tham gia hỗ trợ tiêu thụ nếu là phong trào có thể hiểu, nhưng khi đã giao nhiệm vụ cho QLTT thì dư luận đang đặt vấn đề liệu một số đơn vị QLTT mới cách đây một thời gian còn kêu lực lượng còn mỏng, còn gặp khó khăn do đối tượng có thủ đoạn tinh vi... liệu có đúng?
Nếu không, trước tình trạng hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp, QLTT cần phải tập trung cho nhiệm vụ chính này. Tập trung và phá dỡ được các đường dây gian lận thương mại, hàng giả... sẽ tốt hơn nhiều cho nền kinh tế so với đi bán vải.
TTO - Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều ngày 3-6. Tại đây Bộ GD-ĐT cũng thông tin về việc chỉ tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT theo đúng kế hoạch.
Xem thêm: mth.64882122260601202-cuc-taig-hnah-ueid-hnart/nv.ertiout