vĐồng tin tức tài chính 365

Truyền hình OTT: Cuộc đua mở rộng thị phần và tiềm năng cho quảng cáo

2021-06-07 11:08

Truyền hình OTT và tiềm năng phát triển được dự báo từ sớm

Đến thời điểm hiện tại, các dịch vụ cung cấp nội dung truyền hình qua internet (truyền hình OTT) hàng đầu Việt Nam như FPT Play, Fim+, Danet... chủ yếu hoạt động theo hình thức kết hợp AVOD (dịch vụ miễn phí và doanh thu dựa trên quảng cáo), SVOD (dịch vụ trả tiền dựa trên đăng ký thuê bao) và TVOD (dịch vụ trả tiền dựa trên nội dung người dùng xem). Theo Statista, quy mô của truyền hình OTT tại Việt Nam sẽ tăng với tốc độ 10,39% mỗi năm. Thực tế, số thuê bao sử dụng dịch vụ truyền hình OTT năm 2020 đã tăng 27% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận gần 30 triệu lượt tải và đăng ký ứng dụng.

Truyền hình OTT: Cuộc đua mở rộng thị phần và tiềm năng cho quảng cáo - Ảnh 1.

Truyền hình OTT có nội dung phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, dễ dàng truy cập và sử dụng mọi lúc, mọi nơi chỉ với một thiết bị có kết nối internet. Thậm chí với FPT Play, người dùng có thể xem trên 5 thiết bị khác nhau với 1 tài khoản.

Tiềm năng của truyền hình OTT cũng tỉ lệ thuận với sự phổ biến của các thiết bị thông minh, Theo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, từ thói quen sử dụng dịch vụ truyền hình OTT qua điện thoại và máy tính bảng vào giai đoạn đầu, đến nay đã có khoảng 17% người dùng chọn TV gia đình để truy cập vào các nội dung OTT. Bên cạnh đó, hạ tầng internet tại Việt Nam ngày càng được cải thiện với độ phủ rộng khắp. Theo đánh giá của Statistica, dân số thường xuyên truy cập internet sẽ tăng 38% vào năm 2023, và dành 6-7 giờ ngày để sử dụng các dịch vụ internet.

Cú bứt phá thần tốc của truyền hình OTT sau dịch Covid-19

Vào tháng 3 năm 2020, ngành công nghiệp OTT đã chứng kiến mức tăng trưởng kỷ lục, chủ yếu đến từ việc người dân ở nhà nhiều hơn để tuân thủ theo các khuyến cáo y tế. Khảo sát của Kantar Việt Nam tại 4 thành phố lớn vào năm 2020 cho thấy, thời gian xem TV của người Việt đã tăng rõ rệt, có thời điểm gần 290 phút/ ngày trong tháng 4, hơn hẳn mức 250 phút/ ngày vào cùng kỳ năm trước.

Tiềm năng quảng cáo vẫn còn mở rộng

Để duy trì độ nhận diện thương hiệu và gia tăng doanh số, các doanh nghiệp ngày càng coi trọng vai trò của quảng cáo. Trong thời đại 4.0, có thể nói chính Facebook và Google đã chứng kiến sự ra đời và phát triển của quảng cáo số. Tuy nhiên, các nền tảng này đã và đang bộc lộ nhiều khuyết điểm, như khó nhắm đúng mục tiêu khách hàng (vì người dùng YouTube sở hữu danh mục video của riêng họ) hay không chọn được ngữ cảnh quảng cáo (không thể đảm bảo quảng cáo sẽ được phát trong ngữ cảnh có liên quan đến thương hiệu), thậm chí không loại trừ trường hợp quảng cáo bị đính kèm với những nội dung không phù hợp với các tiêu chuẩn cộng đồng. Cùng với sự bão hòa của truyền hình trả tiền truyền thống, quảng cáo trên các ứng dụng OTT sẽ sớm trở thành nơi các doanh nghiệp "chọn mặt gửi vàng), với khả năng nhắm đúng đối tượng mục tiêu, phân tích người xem là cá nhân hay hộ gia đình, ở độ tuổi nào để đưa ra hình thức tiếp cận nhẹ nhàng, dễ chịu.

Ông Nguyễn Hữu Tuấn Phong, Giám đốc ngân hàng số - Ngân hàng Phương Đông OCB chia sẻ: "Với định hướng số hóa rõ ràng, chúng tôi hướng đến nhóm khách hàng Millennial am hiểu về công nghệ và sẵn sàng trải nghiệm các dịch vụ mới, đặc biệt là dịch vụ OTT. Chúng tôi kiên định với chiến lược ngân hàng số từ giai đoạn 2016-2017, bởi việc đo lường hiệu quả đối với các kênh quảng cáo truyền thống gần như là không khả thi. Chính vì vậy, việc lựa chọn các dịch vụ quảng cáo trên các nền tảng OTT là một bước đi khôn ngoan nhằm hướng đến nhóm khách hàng Millennial và tối ưu hóa hiệu quả các chiến dịch".

Truyền hình OTT: Cuộc đua mở rộng thị phần và tiềm năng cho quảng cáo - Ảnh 2.

Quảng cáo trên nội dung OTT, nhà quảng cáo sẽ khoanh vùng được đối tượng người xem để lồng ghép hình ảnh thương hiệu một cách phù hợp.

Truyền hình OTT: Cuộc đua mở rộng thị phần và tiềm năng cho quảng cáo - Ảnh 3.

Truyền hình OTT cũng sở hữu các công cụ đo lường hiệu quả realtime để có những điều chỉnh kịp thời, có nhiều hình thức sáng tạo từ TVC, banner, in- content… để quảng cáo xuất hiện và gây thiện cảm với người xem.

Đặc biệt, theo khảo sát của Q&Me, người dùng dịch vụ truyền hình OTT khá trung thành, ít chuyển đổi trong quá trình sử dụng dịch vụ, sẵn lòng ủng hộ quảng cáo để được tiếp cận các nội dung hay hơn. Anh Trần Minh Quân (Quận 4, TPHCM), chia sẻ: "Với tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, người người nhà nhà đều hạn chế ra đường vui chơi, giải trí thì xem phim tại nhà qua các ứng dụng giải trí OTT là giải pháp tốt nhất để thỏa mãn nhu cầu giải trí của mình, vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng". Không quá bất ngờ khi truyền hình OTT được dự báo sẽ còn phát triển mạnh hơn trong tương lai và trở nên là một trong nhiều xu thế công nghệ, nhất là khi các khuyến cáo giữ khoảng cách an toàn xã hội vẫn còn được áp dụng rộng rãi. Đây sẽ là tiềm năng để quảng cáo trên OTT sớm trở thành "át chủ bài" mới để giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên, hiệu quả hơn.

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Xem thêm: nhc.35663306150601202-oac-gnauq-ohc-gnan-meit-av-nahp-iht-gnor-om-aud-couc-tto-hnih-neyurt/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Truyền hình OTT: Cuộc đua mở rộng thị phần và tiềm năng cho quảng cáo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools