vĐồng tin tức tài chính 365

Thời gian cách ly tập trung với từng đối tượng được tính như thế nào?

2021-06-07 12:45
Thời gian cách ly tập trung với từng đối tượng được tính như thế nào? - Ảnh 1.

Thời gian cách ly ít nhất 21 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm SARS-CoV-2 - Ảnh: T.T

Mới đây, anh V.P.C (bác sĩ, 28 tuổi, làm việc tại một phòng khám) phản ảnh tới các cơ quan chức năng về việc bị nơi tiếp nhận cách ly tập trung tính sai ngày cách ly quy định của Bộ Y tế. 

Theo đó, ngày 2-6 có bệnh nhân F0 đi khám bệnh tại phòng khám, được xét nghiệm, nghi nhiễm COVID-19 và được đưa đi cách ly tập trung ở Cần Giờ.

Qua khai báo y tế và truy xuất camera tại phòng khám, xác định ngày 22-5 anh C. có tiếp xúc với ca F0 này. Ngày 4-6 anh C. được đưa đi xét nghiệm, cách ly tập trung ở ký túc xá ĐH Sư phạm TP.HCM.

Theo anh C., nếu dựa theo quy định thì số ngày cách ly của mình được tính từ khi tiếp xúc cuối cùng với ca F0, tức ngày 22-5. 

"Như vậy tôi phải cách ly tập trung thêm 7 ngày để đủ 21 ngày theo quy định, nhưng tại khu cách ly tôi được yêu cầu phải cách ly đủ 21 ngày kể từ ngày vào khu cách ly. Điều này là sai quy định, đồng thời khiến tôi có nguy cơ lây nhiễm chéo bởi các ca F1 khác" - anh C. trình bày.

Anh đã phản ảnh lên Bộ Y tế, UBND TP.HCM và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM nhưng chưa được giải quyết.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, công điện số 600/CĐ-BCĐ ban hành ngày 5-5 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 quy định thời gian cách ly tập trung đối với các trường hợp phải cách ly tập trung theo quy định từ ít nhất 14 ngày lên ít nhất 21 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm SARS-CoV-2. 

Người cách ly được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày đầu, ngày thứ 14 và ngày thứ 20 trong thời gian cách ly tập trung.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - chuyên gia dịch tễ tại TP.HCM - cho biết quy định này cần phải xác định rõ 2 tình huống xảy ra để tránh nhầm lẫn trong việc tính thời điểm cách ly. 

Thứ nhất, thời gian cách ly được tính "từ ngày vào khu cách ly", tức được áp dụng với các ca F0, người ở cùng có tiếp xúc trực tiếp với F0 trong cùng một thời điểm, vừa mới phát hiện và được đưa đi cách ly. Trường hợp này phải cách ly ít nhất 21 ngày, F0 được cách ly riêng. 

Thứ hai, thời gian cách ly được tính từ lúc "tiếp xúc lần cuối với người nhiễm", tức được áp dụng cho trường hợp sau khi truy vết ngược và xác định được thời điểm tiếp xúc lần cuối cùng. 

Như vậy, theo bác sĩ Khanh, trường hợp anh C. phải được áp dụng theo tình huống thứ hai, tức thời gian cách ly được tính từ ngày 22-5 đến khi nào đủ 21 ngày. 

"Việc áp dụng cách ly 21 ngày từ ngày vào khu cách ly (4-6 ) đối với trường hợp này là sai quy định", bác sĩ Khanh khẳng định. 

Đi khám bệnh ở TP.HCM về Bình Phước bị cách ly tại nhà 21 ngàyĐi khám bệnh ở TP.HCM về Bình Phước bị cách ly tại nhà 21 ngày

TTO - Một người dân ở Bình Phước chở vợ đi khám bệnh ở Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM). Khi về thì được sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 và cách ly tại nhà 21 ngày.


Xem thêm: mth.99125811170601202-oan-eht-uhn-hnit-coud-gnout-iod-gnut-iov-gnurt-pat-yl-hcac-naig-ioht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thời gian cách ly tập trung với từng đối tượng được tính như thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools