vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng cường xuất khẩu xoài chế biến vào Mỹ

2021-06-07 17:36

Tăng cường xuất khẩu xoài chế biến vào Mỹ

Nam Bình

(KTSG Online) - Khi xuất khẩu trái xoài tươi ngày càng khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư vào sản phẩm chế biến, thêm đầu ra cho trái xoài Việt Nam, đặc biệt là tại thị trường Mỹ.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, trong ba tháng đầu năm nay, Việt Nam là thị trường cung cấp xoài các loại lớn thứ 13 cho Mỹ, trong đó xoài tươi đứng hàng thứ 9. Mặc dù vậy, lượng xoài tươi nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng xoài tươi nhập khẩu vào Mỹ.

Đáng chú ý, trong 3 tháng đầu năm 2021, Mỹ tăng mạnh nhập khẩu xoài sấy khô và nước ép xoài từ Việt Nam. Trong đó, nhập khẩu nước ép xoài từ Việt Nam đạt 97 tấn, trị giá 102.600 đô la Mỹ, tăng 340% về lượng và tăng 160,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Nhập khẩu xoài sấy khô từ Việt Nam cũng đạt 68 tấn, trị giá 83.000 đô la Mỹ.

Dù số lượng còn khá khiêm tốn, tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp, việc tăng cường xuất khẩu các sản phẩm chế biến đang là xu hướng phát triển của trái xoài Việt Nam hiện nay.

 

Chế biến xoài xuất khẩu. Ảnh: Thế Hải.

Trao đổi với KTSG Online, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T Group cho biết, hiện nay, xuất khẩu trái cây tươi, trong đó có trái xoài, đi các nước gặp rất nhiều khó khăn.

Nguyên nhân là do giá cước vận tải tăng, thời gian vận chuyển kéo dài, mà trái cây tươi khi vào vụ thì không thể đợi. Hơn nữa, nhiều nước gia tăng các rào cản kỹ thuật đối với trái cây tươi để bảo vệ sản xuất trong nước và người tiêu dùng của họ.

Ví dụ như thị trường Mỹ, trước đây, hàng hóa đi bằng đường biển chỉ cần 20-23 ngày là đến nơi nhưng nay, phải mất đến 30-35 ngày cho việc vận chuyển từ Việt Nam sang Mỹ. Trong khi đó, công nghệ bảo quản xoài tươi của Việt Nam hiện chỉ giúp giữ trái xoài tươi được trong khoảng 30 ngày.

“Nhiều lúc vận chuyển đến nơi thì hàng cũng đã “hết hạn sử dụng”, chất lượng bị xuống cấp, không thể đưa ra thị trường được”, ông Tùng nói.

Theo ông Tùng, sau khi thu hoạch trái xoài được chia làm ba phân khúc: thứ nhất là hàng xuất khẩu, tiếp đến là hàng tiêu thụ nội địa, sau cùng mới đến hàng đưa vào chế biến. Tuy nhiên, do xuất khẩu trái tươi gặp khó khăn, sản lượng giảm nên hiện nhiều doanh nghiệp tăng cường cho hoạt động chế biến, xuất khẩu.

Trên thực tế, chế biến sâu cũng là xu hướng phát triển của trái cây xuất khẩu khi phải đối mặt với những khó khăn đến từ dịch bệnh và sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho KTSG Online biết, từ năm 2020, khi dịch Covid-19 xảy ra, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trái cây đã tìm cách thích ứng với tình hình thị trường mới.

Cụ thể, khi giá cước vận tải tăng trong khi việc đăng ký container đưa hàng đi xuất khẩu cũng hạn chế, phải chờ đợi lâu… nhiều doanh nghiệp trước đây vốn chuyên xuất khẩu hàng tươi nay đã chuyển sang làm hàng chế biến.

Cũng có lúc, xoài tới vụ thu hoạch nhưng doanh nghiệp không đặt hàng được container để xuất khẩu nên phải đưa vào chế biến. Hơn nữa, xoài Việt Nam hiện nay đang phải cạnh tranh gay gắt với xoài Mexico, thậm chí gần đây nhất là xoài Campuchia nên doanh nghiệp phải tìm cách thích ứng với thị trường.

“So với hàng tươi, các sản phẩm xoài chế biến có thời gian bảo quản lâu hơn, ít bị cạnh tranh nên đáp ứng được các vấn đề về thời gian vận chuyển lâu dài, giá thành giảm và có thị trường ngách”, ông Nguyên phân tích.

Theo ông Nguyên, không chỉ riêng trái xoài, kim ngạch xuất khẩu hàng trái cây chế biến từ năm 2020 đã tăng mạnh. Thống kê cho thấy, năm 2020, Việt Nam xuất khẩu đạt gần 3,27 tỉ đô la Mỹ rau củ quả, trong đó hàng chế biến đạt gần 800 triệu đô la Mỹ, chiếm 25% kim ngạch. Trong khi từ năm 2019 về trước, kim ngạch hàng chế biến chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây hằng năm.

Ngoài Mỹ, hiện châu Âu hay một số thị trường nhập khẩu khác của Việt Nam cũng đang tăng tiêu thụ hàng trái cây chế biến, đặc biệt là xoài sấy, nước ép xoài... Do đó, nhiều doanh nghiệp cũng đang tìm cách để nâng cấp máy móc, mở rộng nhà xưởng để tăng công suất chế biến và áp dụng các công nghệ chế biến mới. Việc mở rộng chế biến được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết phần nào tình trạng giá xoài giảm sâu khi vào vụ như đã diễn ra thời gian gần đây.

“Dự kiến, năm nay xuất khẩu các sản phẩm trái cây chế biến, trong đó có xoài, cũng sẽ tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều người tiêu dùng không mua được hàng tươi nên sẵn sàng mua hàng chế biến để dùng”, ông Nguyên cho biết.

Theo ước tính, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tháng 5-2021 đạt 400 triệu đô la Mỹ, tăng 48,3% so với tháng 5-2020. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 1,77 tỉ đô la Mỹ, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020.

Trước đó trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu xoài vào thị trường Mỹ đạt 2.100 tấn, trị giá 4,61 triệu đô la Mỹ, tăng 66% về lượng và tăng 70,1% về trị giá so với năm 2019. Ngoài ra, Mỹ cũng nhập khẩu 1.150 tấn xoài đông lạnh của Việt Nam, tăng 38,16% so với năm 2019.

Giá xuất khẩu bình quân xoài Việt Nam vào Mỹ ở mức cao đạt 2,2 đô la Mỹ/kg, tăng 2,5% so với năm 2019. Giá này cao hơn nhiều so với giá bình quân xoài nhập khẩu vào Mỹ năm 2020 (ở mức 1,26 đô la Mỹ/kg). Tuy nhiên, tỷ trọng của xoài Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ vẫn còn thấp, chỉ chiếm 0,3% tổng lượng xoài nhập khẩu của nước này.

 

Mời xem thêm:

Chưa đến 1% xoài Việt Nam được bán chính ngạch sang Trung Quốc

Xem thêm: lmth.ym-oav-neib-ehc-iaox-uahk-taux-gnouc-gnat/411713/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tăng cường xuất khẩu xoài chế biến vào Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools