Hiện tại, hàng loạt nông sản đang vào vụ thu hoạch cao điểm, cần có sự vào cuộc của các bộ, ban, ngành, đẩy mạnh lưu thông, tiêu thụ.
Hàng trăm nghìn tấn nông sản đang vào mùa thu hoạch cao điểm
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), thời điểm hiện tại, cả nước đang bước vào vụ thu hoạch chính của nhiều loại nông sản, trong đó có diện tích rất lớn lúa hè thu và các loại trái cây theo mùa. Dịch bệnh COVID-19 lại đang diễn biến phức tạp, trong khi đó các loại trái cây, đặc biệt là vải, xoài, dứa… không thể bảo quản lâu, việc tiêu thụ cần được đẩy mạnh để tránh tình trạng nông sản bị ùn ứ, thối hỏng.
Là địa phương đang chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ dịch bệnh COVID-19, tỉnh Bắc Giang đang nỗ lực vượt qua những khó khăn, không để tiêu thụ nông sản bị tắc nghẽn. Hiện nay, ngoài diện tích vải thiều đang vào vụ thu hoạch, toàn tỉnh có 1,1 nghìn hecta rau, màu, sản lượng ước đạt hơn 20 nghìn tấn; 700ha dứa, sản lượng cho thu hoạch 13 nghìn tấn; 600ha dưa các loại, sản lượng gần 100 nghìn tấn; khoảng 33,6 nghìn tấn lợn hơi và hơn 9,3 nghìn tấn gia cầm xuất chuồng trong quý II.
Theo Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lào Cai Đỗ Văn Duy, tỉnh Lào Cai đang gặp một số khó khăn trong tiêu thụ một số loại nông sản, đặc biệt là sản phẩm rau, quả đang ở giai đoạn thu hoạch rộ như susu, mận…; các loại hoa như hồng, ly. Trong đó, số lượng susu trong hè này lên tới 8.000 tấn và số lượng mận tam hoa lên đến 1.700 tấn đang gặp khó khăn trong tiêu thụ.
Hàng loạt tỉnh có thế mạnh nông nghiệp như Thái Bình, Hưng Yên, Đồng Nai... cũng đang có lượng nông sản lớn cần đẩy mạnh tiêu thụ.
Cùng chung tay chia sẻ trách nhiệm
Mới đây, tại cuộc họp với các bên, Bộ NNPTNT cho biết, các bộ, ngành, hội sẽ xây dựng 20 điểm kết nối, tiêu thụ nông sản tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong đó, Hội Phụ nữ xây dựng 5 điểm, Đoàn Thanh niên xây dựng 5 điểm (chưa kể các kênh bán hàng online), Hội Nông dân tiếp tục đưa hàng vào 720 điểm hiện có trên khắp các tỉnh, thành…
Bộ NNPTNT cũng làm việc với 9 tập đoàn bán lẻ lớn trên cả nước bàn kế hoạch thành lập Hiệp hội tiếp thị tiêu thụ nông sản Việt Nam. Trong đó, Bộ NNPTNT chủ động cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu đầu cung với quy mô, sản lượng, chất lượng nông sản, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chứng nhận tiêu chuẩn an toàn để các trung tâm bán lẻ, tập đoàn phân phối lớn kết nối được dữ liệu đầu cung, từ đó có kế hoạch tiêu thụ chủ động hơn.
Theo ông Lê Bá Thành - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang, Sở NNPTNT và Sở Công Thương tỉnh đã phối hợp với siêu thị BigC và GO! (thành viên của Tập đoàn Central Retail) triển khai Chương trình “Đồng hành cùng nông dân Bắc Giang tiêu thụ nông sản”. Thực hiện chương trình này, đơn vị hỗ trợ thu mua dưa hấu, bí đỏ của huyện Lục Nam, vải thiều Tân Yên, Lục Ngạn.
Bắc Giang cam kết sẽ cung cấp những sản phẩm bảo đảm chất lượng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua nông sản đi tiêu thụ. Toàn bộ hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng, giấy chứng nhận chất lượng, áp dụng đúng quy trình phòng, chống dịch trong quá trình thu hái, bảo quản, vận chuyển.
Tỉnh Hải Dương cũng đang đẩy mạnh tiêu thụ nông sản song hành với công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh COVID-19. Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đang được tiêu thụ thuận lợi với giá từ 10.000-25.000 đồng/kg, tùy loại.
Theo UBND tỉnh Sơn La, một mặt tạo luồng thông thoáng trong xuất khẩu tại cửa khẩu để hỗ trợ các địa phương lưu thông, xuất khẩu nông sản, tỉnh Sơn La cũng đang đẩy mạnh xúc tiến, hỗ trợ tiêu thụ nông sản.
Theo Bộ Công Thương, phía Trung Quốc cũng đã thiết lập 10 khu tập kết trái cây, 4 khu tập kết lương thực tại các cửa khẩu biên giới phía Trung Quốc để hỗ trợ tập kết các mặt hàng nông sản đang trong thời kỳ cao điểm thu hoạch của Việt Nam.
Đổi tên Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân”
Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động đã phát động Chương trình “Triệu liều Vaccine cho công nhân nghèo” từ ngày 23.5.
Ngày 2.6.2021, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã họp và quyết định đổi tên Chương trình“Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân” nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội nhất là công nhân viên chức lao động và các cấp công đoàn đối với việc đóng góp kinh phí mua vaccine phòng COVID-19 cho công nhân lao động; đồng thời tạo thuận lợi cho việc thanh quyết toán kinh phí.
Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Quỹ vaccine phòng COVID-19 để mua vaccine, tiêm cho công nhân trên toàn quốc.
Chương trình mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trên mọi miền của tổ quốc
Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Vaccine cho công nhân” xin gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:
- Liên hệ trực tiếp Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:
Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748.
Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc. - Chuyển khoản về tài khoản của Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:
• STK: 113000000758 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
• STK: 0021000303088 - Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
• STK: 12410001122556 - Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
• STK: 1005755579 - tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
• Số tài khoản USD: 115000196228 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine - Hỗ trợ qua Ví Momo:
- Mở Ví Momo .
- Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine. - Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.
Xem thêm: odl.067719-nas-gnon-uht-ueit-91-divoc-hcid-touv-nad-gnon-ort-oh-yat-nax/et-hnik/nv.gnodoal