"Trực tiếp lao đao, trực tuyến tăng trưởng ấn tượng"
Mặc cho dịch bệnh ảnh hưởng lên gần như tất cả các ngành nghề nhưng những nền tảng thương mại điện tử vẫn "sống tốt", thậm chí tăng trưởng ấn tượng trong mùa dịch. Cụ thể là từ khi ban hành lệnh giãn cách xã hội có hiệu lực vào 31/05, nhu cầu mua sắm online trực tuyến tăng.
Trải qua 3 làn sóng Covid-19, người dùng dường như đã quá quen với việc mua sắm trên các nền tảng mua sắm trực tuyến. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội đối với những doanh nghiệp sở hữu lượng người dùng truy cập cao.
Dựa theo "Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam" công bố bởi Iprice - Tập đoàn tổng hợp mua sắm trực tuyến hoạt động tại 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam thì Quý 1/2021, nhóm ngành thời trang có mức độ tăng trưởng cao với 3 ông lớn đang dẫn đầu.
Bao gồm Juno (juno.vn - nhóm ngành thời trang giày dép túi xách), Đồng Hồ Hải Triều (https://donghohaitrieu.com - nhóm ngành đồng hồ đeo tay) và Yame (yame.vn - nhóm ngành thời trang may mặc).
Đây cũng là ba thương hiệu thời trang nội địa đang được giới trẻ, người đi làm yêu thích vì mẫu mã đẹp, đa dạng, chất lượng sản phẩm tốt và dịch vụ hậu mãi dài lâu.
Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam Quý 1/2021 với 3 vị trí đầu thuộc về 3 ông lớn trong ngành hàng thời trang nội địa - Nguồn: Iprice
Livestream vốn không xa lạ, nhưng lại rất thiết yếu trong mùa dịch
Tưởng chừng người dân sẽ hạn chế mua sắm các ngành hàng như thời trang quần áo, giày dép, đồng hồ,... nhưng những số liệu được cung cấp bởi chuỗi bán lẻ Đồng Hồ Hải Triều sẽ khiến chúng ta bất ngờ.
Cụ thể, chuỗi Đồng Hồ Hải Triều vẫn mở cửa tất cả các cửa hàng với doanh số bán tại chỗ giảm nhẹ. Riêng mảng mua sắm trực tuyến, doanh số tăng trưởng ấn tượng ở mức 100%. Phần lớn đến từ kênh livestream.
Theo chia sẻ từ Ông Đặng Hải Triều - Giám đốc Marketing, kênh livestream vốn không xa lạ và các doanh nghiệp có hệ thống chuỗi như Hải Triều thường bỏ qua. Tuy nhiên nó lại là kênh bán hàng "cứu cánh" trong giai đoạn người dân được khuyến khích hạn chế ra khỏi nhà như hiện nay.
Trên Fanpage Đồng Hồ Hải Triều và Fanpage Hải Triều Outlet (300 ngàn người theo dõi) liên tục phát sóng livestream định kỳ 2 lần / 1 tuần. Mỗi đợt livestream thu về khoảng 1.000 bình luận. Bên cạnh giúp gia tăng doanh số online mùa dịch, việc sử dụng triệt để kênh livestream còn giúp lượng khách hàng tương tác, truy cập vào website tăng cao.
Cũng theo "Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam", nhóm ngành hàng về sức khỏe, y tế, nhu yếu phẩm thiết yếu cũng có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ.
Do có kinh nghiệm qua 3 làn sóng Covid-19, những doanh nghiệp lớn đều đã chuẩn bị tốt nguồn hàng để cung cấp đầy đủ cho nhu cầu mua sắm trực tuyến. Đặc biệt những ngành thời trang tập trung nhiều vào đội ngũ chăm sóc khách hàng để giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng mua sắm tại nhà.
Thời gian giao nhận cũng là yếu tố được các doanh nghiệp đầu tư. Thời gian nhận hàng sau khi chốt đơn cũng rút ngắn xuống mức 2 giờ với dịch vụ TIKI NOW, 4 giờ với dịch vụ GrabExpress 4H, 1 giờ với dịch vụ Miễn phí vận chuyển hỏa tốc Đồng Hồ Hải Triều,...
Nhìn chung thì các tập đoàn công nghệ nước ngoài hay doanh nghiệp bán lẻ nội địa đều phải thay đổi mô hình kinh doanh tạm thời theo nhu cầu của khách hàng, vận hành hiệu quả hơn mô hình kinh doanh trực tuyến.
Theo Ông Đặng Hải Triều, trước đây việc bán đồng hồ cao cấp qua mạng gặp nhiều khó khăn do đặc thù của nhóm ngành hàng giá trị lớn, tuy nhiên vấn đề này đã được giải quyết khi trải qua một vài mùa dịch.
Không tiết lộ chi phí Marketing nhưng những nỗ lực gia tăng sự hiện diện trực tuyến của mình trên các trang thương mại điện tử đã giúp các chuỗi bán lẻ như Đồng Hồ Hải Triều không phải đóng bất kỳ cửa hàng nào. Đây chính là một giải pháp khôn ngoan mà nhiều doanh nghiệp bán lẻ khác cũng đang áp dụng để giúp họ vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Xem thêm: nhc.48475646170601202-os-hnaod-iod-pag-gnat-ueirt-iah-oh-gnod-hcid-aum-maertsevil/nv.zibefac