Tên lửa đẩy Trường Chinh 3B được thí nghiệm gắn hệ thống dù kiểm soát khu vực hạ cánh - Ảnh chụp màn hình
Theo Thời báo Hoàn Cầu ngày 7-6, loại dù "công nghệ cao" này rộng tới 300m2 và đã được thử nghiệm trong đợt phóng vệ tinh khí tượng Fengyun-4B hôm 3-6.
Đây là lần đầu tiên một tên lửa đẩy vệ tinh của Trung Quốc được gắn dù, điều mà tờ báo trên gọi là "đột phá lớn".
Loại dù "công nghệ cao" này do Học viện Công nghệ phương tiện phóng Trung Quốc (CALT) phát triển và được gắn lên 1 trong 4 động cơ đẩy của tên lửa Trường Chinh 3B.
Theo CALT, hệ thống dù đã kích hoạt ngay sau khi động cơ đẩy rời tên lửa chính và rơi trở lại độ cao đã được tính toán trước.
Hai chiếc dù lần lượt bung ra để kiểm soát độ cao và hướng di chuyển, vị trí của dù liên tục được cập nhật nhờ hệ thống định vị vệ tinh đi kèm. CALT khẳng định nhờ hệ thống dù này, mảnh vỡ tên lửa đã hạ cánh chính xác xuống khu vực mong muốn.
Ông Hu Wei, một nhà thiết kế tên lửa họ Trường Chinh, khẳng định vụ thử nghiệm hôm 3-6 đã lập "kỷ lục thế giới". Ông này khẳng định đây là những mảnh vỡ tên lửa lớn nhất từng được thu hồi bằng hệ thống dù.
Theo tính toán của CALT, hệ thống dù công nghệ cao và rộng 300m2 sẽ giúp thu hẹp khoảng 70% khu vực mảnh vỡ tên lửa có thể rơi xuống. Kết hợp với hệ thống lưới vây, viện này hy vọng sẽ giảm được 85% diện tích và đảm bảo an toàn cho người dưới mặt đất.
Hồi đầu tháng 5 rồi, thế giới đã lo lắng trước việc Trung Quốc mất kiểm soát đối với xác tên lửa đẩy Trường Chinh 5B nặng hơn 25 tấn, dài hơn 30m và rộng gần 5m.
Không ít người đã sợ xác tên lửa có thể rơi trúng khu vực mà mình sinh sống, bất chấp các khẳng định của truyền thông Trung Quốc rằng xác suất này rất nhỏ. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ và quân đội Mỹ khi đó tuyên bố theo sát đường bay của xác tên lửa Trung Quốc.
Xác tên lửa này cuối cùng rơi xuống Ấn Độ Dương, nhưng không dập tắt được các chỉ trích rằng Trung Quốc thiếu trách nhiệm trong chương trình không gian của mình.
TTO - Trên bầu trời Jordan, mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc rơi xuống trông như một đốm sáng, còn tại Oman là một vệt sáng. Mỹ chỉ trích Trung Quốc sau khi mảnh vỡ rơi xuống Ấn Độ Dương.
Xem thêm: mth.81642045180601202-aul-net-ov-hnam-taos-meik-ehgn-gnoc-ud-coud-mal-eohk-couq-gnurt/nv.ertiout