Cơn sốt giá hàng hóa trong thời gian vừa qua đã khiến chỉ số giá cả hàng hóa mới được sản xuất tại các nhà máy của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008, gây thêm áp lực rất lớn cho chỉ số giá cả trên toàn cầu.
Theo số liệu vừa được Tổng cục thống kê Trung Quốc công bố sáng nay (9/6), chỉ số giá sản xuất tháng 5 tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 6,8% trong tháng 4. Trước đó các chuyên gia tham gia khảo sát của Bloomberg đưa ra con số dự báo là 8,5%.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,3% so với 1 năm trước, thấp hơn mức dự báo 1,6%.
Từ đầu năm đến nay, giá các loại hàng hóa đã tăng mạnh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hồi phục mạnh mẽ, tình trạng thiếu hụt nguồn cung vẫn kéo dài và các chính phủ trên toàn thế giới đồng loạt tung ra những gói kích thích lớn chưa từng thấy. Trong bối cảnh đó, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã có nhiều biện pháp để kiềm chế đà tăng giá, ví dụ như mở rộng nguồn cung nguyên vật liệu thô và ngăn chặn tình trạng đầu cơ, đồng thời liên tục cam kết sẽ kiểm soát giá cả.
Theo Bloomberg Economics, cho đến nay đà tăng giá mới chỉ tác động đến các ngành như khai thác và chế biến, chế tạo nguyên vật liệu thô. Tác động lên các ngành như nội thất và dệt may vẫn đang ở mức thấp nhất.
Thực tế là tác động dây chuyền từ chỉ số giá sản xuất (PPI) sang chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn bị hạn chế một phần bởi mối quan hệ giữa hai chỉ số đã yếu đi. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nhỏ (do thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ) và lực cầu nội địa yếu khiến các nhà máy Trung Quốc tự gánh chịu thay vì chuyển gánh nặng tăng giá sang cho người tiêu dùng.
Giới chức Trung Quốc nhận định PPI sẽ tiếp tục tăng lên trong quý II trước khi dịu lại trong 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, nhiều khả năng NHTW Trung Quốc sẽ không tăng lãi suất và cũng không tác động quá nhiều đến thanh khoản trong hệ thống.
Tham khảo Bloomberg
Xem thêm: nhc.76970250190601202-8002-ut-ek-tahn-hnam-gnat-couq-gnurt-auc-taux-nas-aig-os-ihc/nv.fefac