Bác sĩ Trương Hoàng Huy đang thực hiện thủ thuật khâu chỏm ngón tay cho bệnh nhân M. - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Không chỉ người lớn, trẻ nhỏ cũng thường xuyên trở thành nạn nhân của các tai nạn trong nhà do đặc tính hiếu động, ưa tò mò, thích khám phá và chưa ý thức được thế nào là nguy hiểm...
Tai nạn trong nhà bếp
Nhân kỷ niệm 10 năm ngày cưới, anh N. - một nhân viên IT ở TP.HCM, đã "bí mật" xắn tay vào bếp làm một mâm cơm nhỏ để đãi bà xã sau giờ tan làm. Thế nhưng trong quá trình chuẩn bị món gà, anh vô tình chặt đứt một ngón tay, phải đến bệnh viện ngay với chiếc túi giữ lạnh ngón tay.
Thể theo nguyện vọng và tính chất nghề nghiệp của anh N., các bác sĩ đã phẫu thuật tạo hình trong khoảng 45 phút, giúp anh giữ được ngón tay nguyên vẹn.
Một trường hợp khác là chị T., 33 tuổi, ở thành phố Thủ Đức. Khi đang cất chén bát lên kệ tủ, chị T. bị một chiếc tô sứ rơi vào chân, mảnh sứ sắc nhọn cắt đứt sợi gân ngón cái chân phải. Chị được đưa đến bệnh viện gần nhà, rồi chuyển viện ngay trong đêm để khâu gân cấp cứu.
Nói về hai trường hợp do chính mình xử lý thành công, ThS.BS Trương Hoàng Huy, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết: "Nhờ đến bệnh viện kịp thời, bảo quản ngón tay đúng cách và tuân thủ điều trị rất nghiêm túc mà búp ngón gắn vào của bệnh nhân N. sống 100% và chỉ bị ngắn hơn so với ban đầu 3mm. Sau một tuần, ngón tay của anh N. đã lành lại và trong khoảng 1,5 tháng sẽ hồi phục hoàn toàn.
Với trường hợp chị T., 5 ngày sau khi tái khám, vết thương đã có chuyển biến tích cực. Sau bó bột và vật lý trị liệu, dự đoán là trong khoảng 3 tháng, ngón chân của bệnh nhân sẽ trở về như bình thường".
Đừng lơ là những tổn thương dù là nhỏ nhất
Thế nhưng may mắn không phải lúc nào cũng mỉm cười, nên đã có không ít trường hợp từ những chấn thương đơn giản trong nhà mà gặp nhiều phiền toái, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Đơn cử là trường hợp của anh M. cũng ở TP.HCM. Trong quá trình đu xà tập thể dục ở nhà, anh té ngã và bị thanh xà đập vào tay. Do trời đã tối và tâm lý chủ quan cho rằng đây chỉ là vết thương nhỏ, anh ra nhà thuốc nhờ băng bó và tự chăm sóc ở nhà.
Vài ngày sau, vết thương bắt đầu sưng to kèm chảy dịch, anh M. mới đi bệnh viện với ý nghĩ đơn giản là để vệ sinh, thay băng. Tuy nhiên, bằng con mắt nhà nghề, các bác sĩ nhận ra những bất thường của vết thương và đề nghị chụp X-quang để kiểm tra thêm.
Đúng như dự đoán, phần chỏm ngón tay của anh M. đã bị vỡ nát như bông cải. Nếu không được xử lý kịp thời và chăm sóc đúng cách, anh có thể bị cắt cụt mất đốt ngón tay.
Loại tai nạn trong nhà khác cũng rất phổ biến là trượt ngã, như trường hợp của chị A. ở Đồng Nai. Vào một ngày cuối tuần đầu tháng 4, chị đi từ trên lầu xuống và bất ngờ bị trượt ở bậc cầu thang cuối cùng và gãy 3 mắt cá chân.
Tuy đây không phải là trường hợp hiếm gặp với các bác sĩ khoa Chấn thương Chỉnh hình, nhưng để có phương án hiệu quả, giúp bảo tồn tính vững và ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa của cổ chân thì thật sự là một thử thách.
Cuối cùng, sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định chọn phương án làm mắt cá thứ 3 trước. Và sau ca mổ 60 phút, các mảnh ghép hình logo đã nằm đúng vị trí để đảm bảo khả năng tái vận động tốt nhất cho bệnh nhân.
Hình ảnh 3 mắt cá chân chị M. lúc bị gãy và sau khi mổ
Một trường hợp khác là bé gái 6 tuổi, nhà ở quận Tân Bình. Khi đang vui đùa trong nhà, cô bé bị kẹp tay vào cánh cửa và sứt búp ngón tay. Tuy xương không gãy nhưng gân đã bị tổn hại. Các bác sĩ quyết định gây mê mổ mở gân bên dưới để cứu lấy ngón tay của bé...
Theo các chuyên gia cơ xương khớp, do nhiều lý do khách quan, tai nạn trong gia đình rất thường xảy ra. Điều quan trọng nhất là mỗi người không nên lơ là, chủ quan với những tổn thương của cơ thể dù là nhỏ nhất.
Đặc biệt, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chăm sóc và điều trị đúng cách, tránh tự ý điều trị tại nhà, điều trị những nơi không đảm bảo khiến cho tình trạng trở nặng và khi đến bệnh viện thì đã trễ, chữa trị tốn kém, mất thời gian, nhưng hiệu quả lại không được như mong đợi.
TTO - Bệnh nhân 37 tuổi ở Hà Nội đã đau dai dẳng một năm nay, chụp chiếu không phát hiện gãy xương hay trật khớp, theo bác sĩ bệnh nhân đau do những chấn thương kín sau chơi bóng đá.
Xem thêm: mth.68672915150601202-ahn-gnort-ogn-tab-nan-iat-gnuhn-gnohp-ed/nv.ertiout