Thời gian triển khai gói hỗ trợ lần 2 sẽ kéo dài đến cuối năm nay. Trọng tâm đợt hỗ trợ là các doanh nghiệp ngành du lịch, giao thông vận tải, doanh nghiệp vừa và nhỏ, người lao động tự do…
Đề xuất này là cô cùng kịp thời trong bối cảnh dịch bệnh tái bùng phát phát lần thứ 4, tuy nhiên làm thế nào để gói hỗ trợ này được triển khai đúng và trúng, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp vẫn là câu hỏi nhiều băn khoăn khi thực tế các gói hỗ trợ trước đây cũng chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Lượng khách giảm, các tour du lịch đóng băng, trong khi hàng tháng, doanh nghiệp vẫn phải chi các khoản cố định hàng tháng như: lương nhân viên, tiền thuê mặt bằng, thuế, phí... Do đó, mong mỏi lớn nhất của doanh nghiệp lúc này là được hưởng nhiều ưu đãi để giảm gánh nặng hàng tháng.
Bên cạnh việc tiếp tục gia hạn nộp thuế doanh nghiệp, tiền thuê đất, việc giảm lãi suất cho vay cũng giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
"Liên quan về các chính sách ưu đãi doanh nghiệp về điện, nước, về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT hay về chính sách khác như: giãn, hoãn nợ…, chi phí có thể giảm đi một phần đáng kể giúp doanh nghiệp giảm được chi phí bỏ ra để có thể duy trì trong một thời gian dài", ông Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng phòng Truyền thông, Marketing TST Tourist, cho biết.
Đối với khối doanh nghiệp sản xuất, như ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm đang chịu áp lực lớn khi giá thức ăn, chi phí vận tải đều tăng cao, nhưng sức tiêu thụ trên thị trường lại giảm nên không thể tăng giá bán. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục gia hạn nộp thuế doanh nghiệp, tiền thuê đất, việc giảm lãi suất cho vay cũng giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn.
"Chúng tôi mong rằng các ngân hàng có những chính sách, ví dụ như hỗ trợ giảm trong một thời gian ngắn nào đó để doanh nghiệp có thêm một phần chi phí để tái đầu tư, giá thành được giảm xuống", ông Trương Chí Thiện, Tổng Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt, chia sẻ.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp gặp khó khăn phần lớn thuộc nhóm vừa và nhỏ, chuyên phục vụ thị trường nội địa. Sức tiêu thụ yếu dẫn đến việc giảm doanh thu, thậm chí không có lợi nhuận nên chính sách hoãn nộp thuế hầu như không có ý nghĩa. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp mong muốn giãn, hoãn nộp bảo hiểm xã hội nhưng lại không được đáp ứng vì phải đảm bảo điều kiện 50% lao động nghỉ luân phiên.
Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, các thủ tục, điều kiện thụ hưởng gói hỗ trợ tới đây cũng cần đơn giản hóa để doanh nghiệp có thể tiếp cận được ngay, ngoài ra không nên dựa vào yếu tố doanh thu để phân biệt hỗ trợ, mà cần xem xét dựa trên loại hình doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng.
VTV.vn - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh vừa đề xuất gói an sinh xã hội thứ hai để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động bị tác động bởi dịch bệnh COVID-19.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!