vĐồng tin tức tài chính 365

Hiệu ứng tắc kè hoa - chiến thuật thâu tóm tâm lý khách hàng của các nhà tiếp thị

2021-06-11 03:30

Bạn có bao giờ để ý rằng phong cách bạn nói chuyện, cách ăn mặc, cử chỉ hoặc thậm chí là nét mặt bắt đầu giống những người bạn thường xuyên tiếp xúc không? Bạn có bao giờ ở trong hoàn cảnh bắt gặp bản thân ngáp theo người bên cạnh mình chưa? Bạn có bao giờ thấy mình là người trầm lặng và nội tâm xung quanh gia đình, nhưng lại trở thành một con người vui vẻ, thích đùa giỡn khi ở với nhóm bạn không? Nếu câu trả lời là "Có" thì điều đó không hề bất bình thường một chút nào đâu. Khoa học đặt tên cho hiện tượng trên là hiệu ứng tâm lý "tắc kè hoa" - Chameleon effect.

Hiệu ứng tâm lý tắc kè hoa (Chameleon effect) là gì?

Cũng giống như tên gọi của nó, tắc kè hoa - một loài vật nổi tiếng với việc ngụy trang để giúp mình thoát khỏi những mối đe dọa, đây là hiện tượng tâm lý học về xu hướng bắt chước hành vi người khác một cách vô thức. Với một tâm lý nỗ lực hòa nhập với những nhóm người xung quanh, các khía cạnh khác nhau trong tính cách của bạn sẽ được bộc lộ ra ngoài hay thậm chí những nhóm người đó sẽ tạo nên trong bạn một thói quen hay tính cách mà bạn chưa bao giờ có để có thể ẩn mình vào môi trường như những chú tắc kè hoa.   

Hiệu ứng tắc kè hoa - chiến thuật thâu tóm tâm lý khách hàng của các nhà tiếp thị - Ảnh 1.

Hiệu ứng tắc kè hoa tác động đến chúng ta như thế nào?

Jim Rohn - một diễn giả nổi tiếng đã từng nói: " Bạn là trung bình của năm người mà bạn dành nhiều thời gian nhất". Và năm người này có thể là những người thân quen hoặc những người bạn theo dõi và quan sát hàng ngày trên mạng xã hội. Bạn không tiếp xúc với họ nhưng bạn vẫn có thể bị ảnh hưởng tâm lý và thói quen. Chính vì hiện tượng tâm lý này, cộng đồng có thể là chất xúc tác mạnh mẽ cho sự thay đổi trong cuộc sống của con người, theo cách tích cực và cả tiêu cực.  

Hiệu ứng tắc kè hoa - chiến thuật thâu tóm tâm lý khách hàng của các nhà tiếp thị - Ảnh 2.

Trong một xã hội 4.0 ngày nay, càng ngày càng nhiều người sử dụng mạng xã hội và các thiết bị điện tử. Và đây cũng chính là một trong những biểu hiện của hiện tượng tâm lý tắc kè hoa. Bạn đã bao giờ ngồi ở nơi công cộng và bắt đầu lướt điện thoại không một mục đích cụ thể chỉ vì những người xung quanh cũng sử dụng điện thoại chưa? Một nhà nghiên cứu đã thực hiện một thí nghiệm với một số lượng người nhất định trong một căn phòng. Khi 1-2 người bước vào phòng và bắt đầu sử dụng điện thoại, nhóm người trong phòng sẽ dần dần, từng người một, sử dụng điện thoại của mình một cách vô thức. Đó không phải là vì bạn dùng điện thoại để giết thời gian mà là một trong những ảnh hưởng của hiệu ứng tắc kè hoa. 

Các nhãn hàng đã áp dụng hiệu ứng tâm lý này như thế nào?

Nếu bạn nhìn thấy ai đó ngáp hoặc nhìn lên bầu trời, bạn sẽ có xu hướng thực hiện hành vi tương tự. Nếu bạn xem các hồ sơ trên mạng xã hội, email tiếp thị hay các trang website của các nhãn hàng, bạn sẽ thấy một sự tương đồng mạnh mẽ. Đó chính là cách hiệu ứng tâm lý tắc kè hoa tác động lên chúng ta. 

Cho dù có nhận thức được điều đó hay không, khi sử dụng mạng xã hội, chúng ta đã mở ra một cánh cửa cho các nhà tiếp thị có cơ hội tạo ra một sự tác động nhất định lên người tiêu dùng. Trong thời đại của mạng xã hội và tiếp thị trực tuyến, chúng ta sử dụng điện thoại và mạng xã hội bởi chúng ta sợ bản thân sẽ chậm mất một nhịp so với những người xung quanh. Nhận thức tầm ảnh hưởng của hiệu ứng tâm lý tắc kè hoa, các nhãn hàng hiện nay có xu hướng sử dụng triệt để các trang mạng xã hội và các KOLs hay KOCs. Ví dụ, nếu bạn theo dõi nhiều KOL và họ đều sử dụng một sản phẩm nhất định, bạn sẽ có xu hướng bắt chước và mua sản phẩm đó với ý nghĩ rằng bạn cần bắt kịp xu hướng. 

Hiệu ứng tắc kè hoa - chiến thuật thâu tóm tâm lý khách hàng của các nhà tiếp thị - Ảnh 3.

Mặc dù Apple luôn là thương hiệu sản phẩm công nghệ được ưa chuộng, chúng ta không thể phủ nhận sự thành công và cú lội ngược dòng ngoạn mục của Samsung, Oppo và Huawei nhờ vào việc tận dụng hiệu ứng tâm lý tắc kè hoa. Ba hãng điện thoại tầm trung trên đã sử dụng rất nhiều KOLs nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá hình ảnh thương hiệu như Sơn Tùng MTP, Chi Pu, Đông Nhi - Ông Cao Thắng,... Họ nắm bắt được xu hướng theo dõi hiện nay của giới trẻ trên mạng xã hội và tác động vào tâm lý  bắt chước và sợ tụt hậu của người tiêu dùng. 

Tuy nhiên, hiệu ứng tâm lý tắc kè hoa cũng áp dụng đối với chính các nhãn hàng và các nhà tiếp thị. Nếu không cẩn thận, những nhà tiếp thị, những người sáng tạo nội dung hay các nhãn hàng sẽ rất dễ bị cuốn theo làn sóng xu hướng đại trà và không có chất riêng của mình. 

Ronnie D

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.8943511190601202-iht-peit-ahn-cac-auc-gnah-hcahk-yl-mat-mot-uaht-tauht-neihc-aoh-ek-cat-gnu-ueih/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hiệu ứng tắc kè hoa - chiến thuật thâu tóm tâm lý khách hàng của các nhà tiếp thị”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools