Người chết vì COVID-19 được hỏa táng tập thể tại Ấn Độ trong tháng 4-2021 - Ảnh: REUTERS
Dẫn dữ liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đến ngày 10-6, báo Wall Street Journal cho biết đã có hơn 1,88 triệu người chết vì dịch COVID-19 trong nửa đầu năm nay. Con số này cao hơn cả tổng số người chết của năm 2020.
Thế giới hiện ghi nhận tổng cộng 3,7 triệu người chết do đại dịch COVID-19. Tín hiệu tích cực là số ca tử vong trong vài tuần qua chỉ còn khoảng 10.000 ca/ngày, giảm so với 14.000 ca/ngày hồi đầu năm nay.
Số ca tử vong cũng thể hiện mức độ bùng phát dịch không đồng đều trên toàn cầu. Các nước nghèo hơn bị ảnh hưởng nặng trong giai đoạn sau nhưng lại không tiếp cận được vắc xin nhiều như các nước châu Âu và Mỹ.
Sự khác biệt này cũng là chủ đề của hội nghị các nước nhóm G7 vào cuối tuần này. Trong đó, các lãnh đạo G7 dự kiến sẽ công bố cam kết cung cấp 1 tỉ liều vắc xin cho các nước trên thế giới.
"Chúng ta đang trải qua thời điểm tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu" - Tổng thống Alberto Fernández của Argentina nói. Đất nước ông đang trải qua đợt bùng phát nghiêm trọng khiến chính phủ phải tái phong tỏa nhiều nơi.
Số ca tử vong do COVID-19 hiện đang tập trung tại các nước châu Á, Nam Mỹ, châu Phi, chiếm hơn 80% số ca toàn cầu.
Trong khi đó, sau khi trải qua đợt bùng phát nghiêm trọng vào cuối năm ngoái, tỉ lệ tử vong ở Mỹ, Canada và Anh đang giảm nhờ chương trình tiêm ngừa.
Thống kê của trang Our World in Data cho thấy chỉ 2% dân số ở châu Phi và 6% dân số châu Á đã tiêm ngừa COVID-19, so với tỉ lệ 40% và hơn 50% lần lượt ở châu Âu và Mỹ.
Dịch hiện đang lan mạnh ở Nam Mỹ và châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, do biến thể của virus corona chủng mới được cho là có khả năng lây nhiễm mạnh hơn các chủng trước đó.
Tại Nam Mỹ, biến thể Gamma hoành hành khiến hệ thống y tế tại khu vực này quá tải.
Brazil có hơn 3.100 người chết mỗi ngày vào giữa tháng 4-2021, cao gấp 3 lần năm ngoái, và chiếm 60% trong tổng 480.000 ca tại nước này ghi nhận trong năm nay.
Tại Ấn Độ, biến thể Alpha xuất phát từ Anh và biến thể Delta làm bùng phát dịch mạnh mẽ. Hơn 30 triệu người Ấn Độ mắc bệnh và 395.000 người đã thiệt mạng.
Dịch bệnh cũng tấn công mạnh ở nhiều nước châu Á khác như Thái Lan với gần như toàn bộ 1.300 ca tử vong xảy ra trong năm nay. Nhiều nước phát triển như Anh, Mỹ cũng đang cảnh giác với các biến thể mới như Delta.
Trong khi đó, tỉ lệ tử vong tăng mạnh ở châu Phi được cho là do hạn chế trong xét nghiệm và nhiều người tránh đi điều trị dù bệnh nặng.
Theo các nhà dịch tễ học, số người tử vong do COVID-19 thực tế có thể cao hơn nhiều so với thống kê, do các đợt bùng phát đã tàn phá nặng nề hệ thống y tế nhiều nước.
"Chiến lược chống dịch rất đơn giản: Mọi người trên thế giới phải tiêm ngừa" - nhà dịch tễ học Prabhat Jha, lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu y tế toàn cầu, nhận định.
TTO - Nước chủ nhà Anh cho biết nhóm G7 tại cuộc họp vào cuối tuần này sẽ nhất trí mở rộng việc sản xuất vắc xin ngừa COVID-19 toàn cầu, để cung cấp ít nhất 1 tỉ liều cho thế giới thông qua các cơ chế chia sẻ.
Xem thêm: mth.43184229011601202-0202-man-ac-noh-ad-91-divoc-iv-tehc-iougn-os-man-aun-iom/nv.ertiout