vĐồng tin tức tài chính 365

Khi nào tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước?

2021-06-13 08:42

Theo đó, người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của đơn vị Công an nhân dân ban hành, phát hành tài liệu hoặc tạo ra vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước.

Việc ủy quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.

Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác.

Khi nào tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước? - 1

(Ảnh minh họa).

Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu chứa bí mật

Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước thuộc các lĩnh vực do Thủ tướng Chính phủ ban hành và quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Theo dự thảo, cán bộ, chiến sĩ khi soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất để người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước, căn cứ xác định độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

Tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu "bản số" (trừ văn bản điện tử), dấu chỉ độ mật, thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục nơi nhận của tài liệu. Trường hợp văn bản điện tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước. Văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải đóng dấu chỉ độ mật theo quy định.

Trường hợp các văn bản có tính chất lặp đi lặp lại như báo cáo chuyên đề, báo cáo định kỳ có cùng một độ mật thì người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân xác định độ mật một lần cho loại văn bản đó.

Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật gồm: Bộ trưởng Bộ Công an; Cục trưởng, Viện trưởng, Tư lệnh của đơn vị trực thuộc Bộ; Chánh Văn phòng Bộ Công an, Chánh Thanh tra Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Giám đốc các học viện, Hiệu trưởng các trường Công an nhân dân trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cấp phó của những người này.

Tiêu hủy tài liệu mật khi nào?

Dự thảo nêu rõ, hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước phải sử dụng micro có dây và các phương tiện, thiết bị được Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Công an cấp tỉnh kiểm tra an ninh, an toàn trước khi lắp đặt, trừ phương tiện, thiết bị do lực lượng cơ yếu trang bị.

Trường hợp hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước tổ chức bằng hình thức truyền hình trực tuyến phải bảo vệ đường truyền theo quy định pháp luật về cơ yếu.

"Cán bộ, chiến sĩ không được mang thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình vào trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật. Đối với hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước độ Mật, việc sử dụng phương tiện, thiết bị được thực hiện theo yêu cầu của người chủ trì"- dự thảo nêu.

Đối với hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân chủ trì quyết định việc bố trí lực lượng canh gác, bảo vệ bên ngoài; dự kiến các tình huống phức tạp có thể xảy ra, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp và phương án giải quyết, xử lý.

Nếu tổ chức từ hai ngày trở lên phải niêm phong phòng họp sau mỗi ngày tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp; tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được thu hồi sau hội nghị, hội thảo, cuộc họp…

Điều 13 dự thảo thông tư quy định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp: Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

Việc tiêu hủy phải đáp ứng yêu cầu: Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước; quá trình tiêu hủy phải tác động làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và loại bỏ hoàn toàn thông tin bí mật nhà nước; tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi…

Thế Kha

Xem thêm: mth.66455821121601202-coun-ahn-tam-ib-auhc-tav-ueil-iat-yuh-ueit-oan-ihk/ioh-ax/nv.moc.irtnad

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khi nào tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools