Ngoại trừ Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á - được coi là 'người chiến thắng' trong cuộc khủng hoảng thì các quốc gia mới nổi dự kiến sẽ phải hứng chịu thêm nhiều tác động tiêu cực hơn từ các cuộc phong tỏa và sự chậm trễ trong quản lý vaccine, và sẽ mất nhiều thời gian hơn để trở lại trạng thái trước khủng hoảng.
Nhưng thực tế, nếu bạn nhìn xa hơn tới các nền kinh tế mới nổi, có một số quốc gia không chỉ vượt qua cơn bão mà còn được hưởng lợi từ những câu chuyện thay đổi cơ cấu trải qua nhiều năm trong quá trình cải cách.
Trung Quốc không phải là đại diện tăng trưởng duy nhất trong khu vực: Việt Nam và Kazakhstan là hai trường hợp nổi bật xứng đáng được nhận sự chú ý của các nhà đầu tư.
Được hỗ trợ từ sự phục hồi của Trung Quốc, cũng như tăng trưởng dài hạn trong thương mại toàn cầu, các thị trường cận biên này hứa hẹn mang đến một số cơ hội đầu tư trong trung hạn.
Với nền kinh tế vững mạnh, vị trí địa lý chiến lược thì hai nền kinh tế Việt Nam và Kazakhstan nói riêng là điểm đến hoàn hảo cho các nhà đầu tư muốn khai thác vào thời kỳ đầu với mục tiêu tăng trưởng dài hạn. Trước tiên chúng ta hãy xem xét đến bối cảnh kinh tế vĩ mô.
Tại Việt Nam, chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện của tiềm năng tăng trưởng về dân số, đô thị hóa và sự phát triển của tầng lớp trung lưu. Điều này được củng cố bởi tính ổn định chính trị, biến Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn thu hút FDI trong nhiều năm qua.
Việt Nam đang nâng tầm bản thân như là là một chiếc chìa khoá cung cấp lợi ích cho chuỗi cung ứng, đặc biệt là vào thời điểm các công ty tìm cách giảm rủi ro quốc gia bằng cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ.
Việt Nam cũng là một thị trường xuất khẩu lý tưởng do có lợi thế chi phí tương đối so với các nước trong khu vực, nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý gần các thị trường trọng điểm và các chính sách hỗ trợ của chính phủ.
Bối cảnh vĩ mô ở Kazakhstan cũng hứa hẹn không kém, họ đang được hưởng lợi rất nhiều từ Vành đai và con đường. Những khoản đầu tư này, cùng với các cải cách ban đầu, đã giúp hồi sinh nền kinh tế Kazakhstan trong nhiều năm qua.
Do đó, cả Kazakhstan và Việt Nam đều đang có chỗ đứng vững chắc khi bản thân 2 nền kinh tế được nhận thấy sự tăng trưởng trong tương lai. Vậy thì triển vọng cho các thị trường này là gì?
Trong trường hợp của Việt Nam - một trong số ít các quốc gia kết thúc năm 2020 với tăng trưởng dương, sự phân chia nông thôn/thành thị của Việt Nam khá tương đồng Trung Quốc của 20 năm trước, và dự kiến xu hướng tiêu dùng của Việt Nam cũng sẽ giống như Trung Quốc.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng chi tiêu đặc biệt cho cơ sở hạ tầng và lập ra ngân sách đầu tư công là 119 tỷ USD cho 4 năm tới.
Công bằng mà nói, sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các công ty nước ngoài đã vượt qua sự hấp dẫn của Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc vẫn còn quan trọng, nhưng bây giờ điều đó chỉ là một phần của câu chuyện, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam đã trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn theo đúng nghĩa.
So với Việt Nam, Kazakhstan đã phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn một chút trong năm 2020, trong đó GDP giảm 2,5% do tác động kép của Covid-19 và giá dầu giảm mạnh.
Mặc dù vậy, IMF dự báo tăng trưởng GDP của quốc gia này sẽ là 3% trong năm nay dựa trên kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu được cải thiện, xuất khẩu tăng và nhu cầu trong nước mạnh hơn. Và với sự phục hồi toàn cầu, Kazakhstan nên đứng vững để hưởng lợi từ việc tăng giá hàng hoá.
Xem thêm: mth.22484830231601202-ut-uad-ahn-cac-auc-y-uhc-us-coud-nahn-gnad-gnux-man-teiv-oas-iat/nv.ahos