vĐồng tin tức tài chính 365

'Sớm ổn định tình hình để tập trung chăm sóc bệnh nhân nặng'

2021-06-14 09:28

Ngày 12-6 có lẽ là một ngày buồn với các y, bác sĩ Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới TP.HCM - nơi tuyến đầu chống dịch khi phát hiện ba nhân viên nhiễm COVID-19. Đến thời điểm này, có 53 nhân viên đã được phát hiện dương tính.

100% nhân viên không triệu chứng

BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM được biết đến là nơi đang điều trị cho hơn 30 ca mắc COVID-19, trong đó có những ca bệnh rất nặng, đặt hệ thống tim phổi ngoài cơ thể ECMO, đòi hỏi theo dõi sát sao ngày đêm. Các y, bác sĩ khối điều trị phải túc trực tại giường bệnh và online liên tục để kịp thời truyền cho nhau những thông tin về bệnh nhân có lẽ đã mệt mỏi và thêm kiệt sức với cú sốc mới. Tuy nhiên, họ đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần.

Hiện 53 nhân viên dương tính SARS-CoV-2 đang được cách ly điều trị tại Khoa Nhiễm A và D, không có triệu chứng. Một người phát hiện bệnh đầu tiên có mệt mỏi, sốt nhẹ ngày 12-6 hiện ổn định, không còn triệu chứng. Tất cả đều đã được tiêm hai liều vaccine ngừa COVID-19, trừ một thai phụ mang thai ba tháng chưa được tiêm.

“Sự việc phát hiện nhân viên nghi nhiễm COVID-19 xảy ra vào ngày nghỉ cuối tuần nhưng toàn thể nhân viên y tế của BV khi nghe lệnh triệu tập vào BV để phong tỏa, mọi người đều thực hiện nghiêm túc lệnh điều động. Hiện tại, tất cả nhân viên y tế vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, điều trị bệnh nhân, trong đó có những bệnh nhân là đồng nghiệp của mình. Các nhân viên thuộc diện F1 nghiêm túc thực hiện cách ly theo quy định” - TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV, thông tin.

Theo BS Châu, trong những ngày tới, BV sẽ bố trí các vị trí việc làm phù hợp với thực tế. Mục đích vừa đảm bảo duy trì hoạt động điều trị, chăm sóc bệnh nhân, vừa an toàn phòng chống dịch.

Để đảm bảo chăm sóc tốt cho đội ngũ nhân viên trong thời gian cách ly tại BV, BV đã thành lập đội chăm sóc cho nhân viên y tế. Phòng điều dưỡng và công tác xã hội liên hệ tiếp nhận và vận chuyển thức ăn đến cho toàn thể nhân viên trong BV.

Nhẹ nhõm hơn khi nguồn lây từ bên ngoài

Là một trong những bác sĩ điều trị trực tiếp cho bệnh nhân 91 (viên phi công người Anh), BS Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa nhiễm D BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, chia sẻ: Trước tình huống một số BV trong TP phải phong tỏa do phát hiện ca dương tính, ban lãnh đạo BV thường xuyên nhắc nhở nhân viên sẵn sàng tinh thần vì thường xuyên phải tiếp xúc với ca dương tính.

Theo BS Phong, khi nghe thông tin về một đồng nghiệp mắc COVID-19, trong đầu ông liền hiện lên nỗi sợ là nguồn lây có thể đến từ nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19. Kịch bản khủng khiếp hơn là người bệnh nặng không nhiễm COVID-19 còn chăm sóc, điều trị ở BV có thể đã bị lây nhiễm. Mặc dù trước khi phát hiện đồng nghiệp mắc COVID-19 ba ngày, tất cả nhân viên trực tiếp chăm sóc người bệnh đều được xét nghiệm âm tính.

Sau đó, kết quả xét nghiệm cho thấy số ca mắc bệnh chủ yếu ở khối hành chính quản trị, chưa phát hiện nhân viên trực tiếp chăm sóc bệnh nhân COVID-19 và không nhiễm COVID-19 đang điều trị ở BV, BS Phong cũng phần nào nhẹ nhõm và mới nghĩ đến khả năng nhân viên BV bị lây bên ngoài cộng đồng.

Theo BS Phong, không như đợt dịch đầu tiên, BV dành toàn lực cứu chữa viên phi công người Anh nên nhẹ nhàng hơn đợt dịch thứ tư này khi phải tiếp nhận nhiều ca bệnh nặng.

Có những bệnh nhân chuyển biến nặng rất nhanh như nam sinh ở Long An, người phụ nữ ở An Giang, phải lọc máu, chạy ECMO và biến chứng tràn khí màng phổi, điều trị rất khó khăn, đặc biệt tỉ lệ viêm phổi của đợt dịch này rất cao. Riêng Khoa nhiễm D đã có 12 ca thở ôxy mà tám ca phải thở ôxy mask, bốn ca thở ôxy qua đường mũi. BS Phong hy vọng tình hình BV sẽ sớm ổn định để tiếp tục yên tâm chăm sóc bệnh nhân nặng.

 

Giải pháp cho F1 khi số ca F0 không ngừng tăng

Thời gian qua, TP.HCM cùng nhiều địa phương trong cả nước phát hiện nhiều trường hợp mắc COVID-19, cùng với đó số lượng F1, F2 cần cách ly tập trung và cách ly tại nhà gia tăng chóng mặt.

Nhiều nhân viên y tế ở các cơ sở y tế và sinh viên các trường đại học y đã được điều động lấy mẫu xét nghiệm và tăng cường quản lý, chăm sóc người ở các khu cách ly. Các khu cách ly hiện tại của TP đang có dấu hiệu quá tải và TP đang cố gắng mở rộng khu cách ly ở các quận, huyện.

Mặc dù việc cách ly tập trung F1, F2 chỉ mới thực hiện thí điểm ở hai tỉnh đang có nhiều ca F1 chuyển thành F0 nhưng theo các chuyên gia, đây là giải pháp cần bàn đến trong thời gian sắp tới khi dịch bệnh diễn biến phức tạp ở TP.HCM.

BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa bệnh nhiệt đới BV Chợ Rẫy, cho rằng cách ly tập trung F1 là biện pháp hiệu quả, phòng ngừa F1 trở thành F0 và lây bệnh cho nhiều người. Nhưng trong điều kiện cách ly tập trung quá tải, việc áp dụng cách ly tại nhà F1 được tính đến là hợp lý.

Theo BS Hùng, tất cả biện pháp quản lý F1 tại nhà trước hết phải có sự đồng thuận, ủng hộ của người dân và thứ hai là tự giác thực hiện thì mới hiệu quả. Tuy nhiên, theo BS Hùng, việc quản lý F1 tại nhà sẽ rất khó khăn, không phải ai cũng có ý thức tuân thủ cao. BS Hùng dẫn chứng có một số nước ở châu Á như Hàn Quốc áp dụng một phần mềm (app) trên điện thoại để định vị, theo dõi người cách ly. Theo BS Hùng, áp dụng bất cứ biện pháp nào cũng cần sự hợp tác của cộng đồng, không thì sẽ phản tác dụng.

BS Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ học BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), cũng tán đồng việc cách ly tại nhà F1 khi khu cách ly tập trung quá tải, không đảm bảo giãn cách và thường xảy ra việc tiếp xúc do người cách ly không tuân thủ tốt.

BS Khanh cho rằng cần phân loại các đối tượng có nguy cơ cao trở thành F0 để từ đó chia ra nguy cơ cao hay thấp, nếu tiếp xúc trực tiếp không có biện pháp bảo vệ thì nên cho cách ly tập trung. Còn F1 có biện pháp bảo vệ, tiếp xúc ngắn thì đảm bảo cách ly tại nhà đúng thời gian, không được “ăn gian” ngày. Cần có biện pháp chế tài mạnh đối với những F1 cách ly tại nhà, thậm chí là truy tố ra pháp luật.

Để biện pháp cách ly tại nhà phát huy hiệu quả thì cần có sự tham gia của hàng xóm, gia đình. “Hiện nay, các nơi treo bảng “Gia đình có người cách ly y tế” rất là hay, việc này rất có lợi, không hề kỳ thị mà còn kêu gọi sự tham gia để ý của người dân” - BS Khanh nêu.

GIA NGHI

Xem thêm: lmth.095299-gnan-nahn-hneb-cos-mahc-gnurt-pat-ed-hnih-hnit-hnid-no-mos/eohk-cus/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Sớm ổn định tình hình để tập trung chăm sóc bệnh nhân nặng'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools