vĐồng tin tức tài chính 365

Những thủ đoạn đối tượng lửa đảo thường dùng bán lan đột biến

2021-06-14 12:56

Thời gian qua, thị trường lan var trầm lắng, hầu hết đều giảm giá. Một phần, do nguồn cung tăng, nhưng phần lớn là do nhiều người bị lừa mua lan var nhưng không đúng mặt bông. Các vụ bóc phốt nhà vườn lừa đảo ngày càng nhiều khiến người mới chơi không tin tưởng, không dám xuống tiền mua bởi chi phí mua lan var thường rất lớn.

GS. Trần Duy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, nguyên Tổng Biên Tập Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chủ tịch Hội lan Hà Nội cho biết, Việt Nam là 1 trong 6 trung tâm phát sinh cây trồng trên thế giới và 1 trong 16 nước có đa dạng sinh học nhất thế giới.

Với lan, trên thế giới có 25-30.000 loài lan và hàng trăm ngàn giống lai công nghiệp. Tại Việt Nam, có khoảng 156 chi và 1.100 giống, loài lan khác nhau. Ngoài ra, hàng năm Việt Nam bỏ ra khoảng 100 triệu USD nhập hoa trong những dịp lễ, Tết.

Về lan var, GS. Quý cho biết, bông lan var đầu tiên được phát hiện năm 1972 ở làng Cổ Tiết (huyện Tam Nông, Phú Thọ). Khi đó, một đoàn xiếc thấy trên cây đa đầu làng có khóm lan đẹp đã trèo lên lấy về nhân lên chơi. Khoảng 10 năm trở lại đây, có một nhóm anh em thích sưu tầm những bông lan đẹp, độc, dị. Họ đặt tên là lan var.

Ban đầu, giá bông lan var 5 cánh trắng Phú Thọ chỉ có vài trăm ngàn đồng/chậu, giờ lên vài triệu thậm chí cả trăm triệu đồng/chậu vì lan var tính giá bán theo cm. "Lan var ít, hiếm nhưng nhiều người muốn chơi.

Những nhà vườn lớn đã có công, bỏ tiền ra sưu tầm hàng chục năm nay mới tung ra thị trường. Những bông đẹp càng hiếm, khó nhân giống thì giá càng cao, có loại lan var lên đến vài tỷ đồng/cm", GS. Quý chia sẻ.

 Những thủ đoạn đối tượng lửa đảo thường dùng bán lan đột biến - Ảnh 1.

GS. Trần Duy Quý

Tuy nhiên, đáng phê phán nhất trong thị trường lan var vừa qua là nhiều người đã làm giả lan var để bán cho người chơi. Sau khi trồng, chăm vài năm sau cây sổ bông, người mua phát hiện không phải bông lan var như họ đã mua.

Họ bức xúc, phản ánh lên mạng xã hội. Thực tế, chỉ cần vào một số hội nhóm mua bán lan sẽ thấy có rất nhiều bài bóc phốt. Vì thế, những người đang có ý định chơi, đầu tư sẽ đắn đo không dám xuống tiền.

Theo GS. Quý, thông thường, các đối tượng lừa đảo thường sử dụng nhiều chiêu bài. Thứ nhất, người bán đi mua hoa của những nhà vườn đã sổ bông rồi dùng keo con voi gắn vào cây không rõ nguồn gốc.

Đối tượng này thường bán livestream trên mạng xã hội với giá rất rẻ. Ví như, họ quảng cáo là cây 5 cánh trắng bạch tuyết nhưng chỉ bán với giá 2-3 triệu đồng trong khi loại này hiện có giá từ 100-150 triệu đồng/cm. Người mua thấy rẻ, lại thấy bông nên đặt mua ngay.

Người mua đầu tiên lại bán cho những người tiếp hoặc lấy tên nhà vườn khác để bán hàng dẫn đến sai mặt hoa.

Thứ hai, đối tượng lừa đảo mua lan rừng na ná giống với một loại lan var hoặc ghép mầm nhỏ cây thật với 1 loại cây khác để bán cho người có nhu cầu với giá rẻ. Thậm chí, mượn uy tín của các nhà vườn khác để bán.

Thứ ba, nhiều người mua cây hoặc mắt về chỉ được vài hôm là chết, thối nhũn. Nguyên nhân là bởi người bán bán cây không đúng mặt hoa nên thường cho nước muối hoặc hóa chất để "phi tang". Vì thế, người mua khi nhận cây vẫn khỏe mạnh nhưng được vài hôm cây thối rồi chết.

Ngoài ra, còn khá nhiều hình thức lừa đảo mua bán lan var như bán loại này này nhưng giao loại khác. Khi bị khách hàng tố cáo thì chặn tài khoản, số điện thoại. Hoặc có trường hợp người bán bảo hành cây, nhưng khi sai mặt hoa thì từ chối bảo hành vì "cây giao lâu rồi, không nhớ, không biết có phải cây bán đã bán không".

Theo GS. Quý, để tránh bị lừa đảo, thì không nên mua lan var trên mạng xã hội, không tham rẻ bởi giá lan var đã có giá chung, chênh lệch giữa các nhà vườn không đáng bao nhiêu. Người mua nên tìm đến nhà vườn uy tín, gần nhà để xem và mua cây.

Nếu không thân quen với chủ vườn thì khi mua nên ký hợp đồng với những điều khoản rõ ràng, để có cơ sở pháp lý sau này. Ngoài ra anh em chơi lan cần tham gia vào diễn đàn bảo tồn nuôi trồng và phát triển hoa lan lan Việt Nam (thuộc Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam).

Khi vào diễn đàn, người chơi sẽ được chia sẻ thông tin minh bạch, có thông tin các nhà vườn làm ăn chân chính để tham khảo, tránh mua lan trên mạng.

GS. Quý cho rằng, để làm sạch thị trường lan var thì phải ra có Hiệp hội, có ban chuyên môn. Khi đó, Hiệp hội sẽ có quy định rõ ràng, gồm các nhà vườn uy tín, các nghệ nhân chơi lan đánh giá và thẩm định bông nào, ở cấp nào và giá đến mức nào.

Thứ 2, Hiệp hội giúp đỡ những người bắt đầu vào chơi các biện pháp kỹ thuật nuôi trồng nhân giống, mua đúng giống.

Thứ 3, bảo vệ quyền lợi cho anh em chơi lan khỏi thông tin sai lệch. Thứ 4, Hiệp hội sẽ hỗ trợ thông tin, chống hàng giả cho người chơi. "Hiện tại, chúng tôi cùng những nhà vườn chân chính đang xúc tiến các bước thành lập Hiệp hội Hoa lan Việt Nam", GS. Quý chia sẻ.

Ngày 4/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Liêm (Hà Nam) nhận được đơn trình báo của 2 người tại Hà Nội và Bắc Ninh về việc bị một số đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng bằng việc bán lan đột biến giả tại vườn lan "Anh em" (ở xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm).

Nhận đơn trình báo, cơ quan điều tra xác định vụ việc trên có dấu hiệu phạm tội nên đã triển khai cùng lúc nhiều tổ công tác đến địa bàn các huyện, quận thuộc Hòa Bình và TP.Hà Nội để tiến hành xác minh, truy tìm thủ phạm.

Trong quá trình điều tra, lực lượng công an gặp nhiều khó khăn vì các đối tượng bị tố cáo thường dùng tên giả, địa chỉ giả để giao dịch.

Sau một thời gian, cơ quan CSĐT đã xác định các đối tượng lừa đảo là Bùi Văn Trọng (23 tuổi), Bùi Văn Cường (23 tuổi) cùng trú tại xã Đoàn Kết, (huyên Yên Thủy, Hòa Bình); Trần Quang Huy (20 tuổi), Vũ Văn Hùng (20 tuổi), cùng trú tại xã Ngọc Lương (huyện Yên Thủy, Hòa Bình). Những người này đã lừa bán 3 giò lan Hồng Minh Châu và Hồng Yên Thủy không đúng chủng loại cho các bị hại.

Tại cơ quan công an, các nghi phạm khai nhận, vì muốn có tiền tiêu nên đã nảy sinh ý định làm 1 giàn lan gồm các giống lan phi điệp loại thường, không phải lan đột biến tại thôn Đoan Vĩ 2 (xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) rồi đăng các bài viết, quảng cáo trên mạng xã hội để câu khách

Để tạo lòng tin cho khách hàng, một người trong nhóm đóng giả là chủ vườn lan Tuân Trần, quay video, chụp ảnh. Khi khách đến thì sẽ gọi điện và xác nhận đó là lan đột biến thật do vườn lan Tuân Trần bán ra. Để tránh sự phát hiện của cơ quan công an, nhóm lừa đảo trên liên tục thay đổi địa điểm thuê làm vườn lan.

Bằng thủ đoạn trên, chúng đã chiếm đoạt hơn 4 tỉ đồng của các bị hại trên địa bàn cả nước.

Linh Trần

Phụ nữ Việt Nam

Xem thêm: nhc.5672322141601202-neib-tod-nal-nab-gnud-gnouht-oad-aul-gnout-iod-naod-uht-gnuhn/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những thủ đoạn đối tượng lửa đảo thường dùng bán lan đột biến”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools