vĐồng tin tức tài chính 365

Thương vụ sáp nhập SPAC kỷ lục 40 tỷ USD của Grab bị hoãn đến quý IV

2021-06-14 16:20

Tuần trước, vụ sáp nhập giữa Grab và Altimeter Growth Corp dự định sẽ trở thành thương vụ sáp nhập SPAC lớn nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên Grab đã quyết định hoãn lại vụ M&A này cho đến quý IV vì phải kiểm toán lại toàn bộ tình hình tài chính 3 năm gần đây. Khi thông báo về thương vụ này hồi tháng 4, Grab từng đặt mục tiêu đến tháng 7 sẽ hoàn tất.

Dẫu vậy, CEO Anthony Tan của Grab Holdings Inc tự tin vụ sáp nhập giữa Grab và 1 SPAC (công ty séc trắng) của Mỹ nhất định sẽ hoàn tất trước khi năm 2021 kết thúc, mở đường niêm yết tại Mỹ.

"Chúng tôi muốn thiết lập những quy chuẩn về báo cáo tài chính minh bạch. Điều đó mất nhiều thời gian hơn một chút so với dự tính", Tan nói với Bloomberg Television.

Hoạt động chủ yếu ở thị trường Đông Nam Á, Grab là công ty mới nhất bị ảnh hưởng bởi việc giới chức Mỹ siết chặt các quy định quản lý những vụ M&A có liên quan đến SPAC. Sau khi tạo ra cơn sốt, thời gian vừa qua thị trường SPAC phải đối mặt với một loạt vấn đề gồm bị Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) "sờ gáy", nhiều cổ đông đâm đơn kiện, giá cổ phiếu lao dốc và nhiều vụ IPO bị trì hoãn.

SEC đang kiểm tra lại các quy tắc kế toán mà các SPAC áp dụng. Giới chức cho rằng các SPAC phải ghi nhận chứng quyền (các chứng khoán phát hành cho những nhà đầu tư ban đầu) vào mục nợ thay vì vốn chủ sở hữu như hiện nay.

Tan cũng không loại trừ khả năng Grab niêm yết ngay tại quê nhà Singapore. Tuy nhiên anh cho biết Grab đang tập trung vào lựa chọn niêm yết trên sàn Nasaq thông qua con đường M&A với Altimeter.

Một số chuyên gia phân tích hoài nghi về mức định giá 40 tỷ USD mà Grab đang hướng đến. Theo tính toán của Matthew Kanterman, chuyên gia phân tích của Bloomberg Intelligence, ở mức đó tỷ lệ giá trị doanh nghiệp/doanh thu của Grab cao hơn gấp đôi so với những công ty cùng ngành như Uber và Lyft.

Khi được hỏi về vấn đề này, Tan nói: "Chúng tôi rất lạc quan về khu vực Đông Nam Á, một thị trường rộng lớn cho các dịch vụ kỹ thuật số. Grab sẽ là một trong những công ty đầu tiên đưa Đông Nam Á lên sân chơi toàn cầu".

SPAC (Special Purpose Acquisition Company) là các công ty mua lại có mục đích đặc biệt, được thành lập bởi một nhóm nhỏ các nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm hoặc chuyên gia đầu ngành. Sau khi thành lập, họ tiến hành huy động vốn thông qua IPO nhằm mục tiêu duy nhất là thâu tóm hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp chưa niêm yết đang hoạt động.

Đối với các hãng công nghệ tăng trưởng cao, SPAC mang đến cơ hội hành động nhanh hơn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. IPO truyền thống tại Mỹ thường mất ít nhất 6 tháng tới 1 năm chuẩn bị để nhà chức trách đánh giá và thăm dò nhà đầu tư. Sáp nhập với một SPAC sẽ đẩy nhanh tiến độ. Sau khi cổ đông của SPAC phê duyệt thâu tóm, chỉ cần 3 tới 4 tháng để hoàn thành niêm yết. Rõ ràng, phương án này hấp dẫn hơn hẳn với các công ty cần huy động vốn nhanh chóng. SPAC cũng tạo sự chắc chắn về số vốn mà một công ty có thể huy động do bản thân họ đã có sẵn tiền.

Tham khảo Bloomberg

Xem thêm: nhc.88214045141601202-vi-yuq-ned-naoh-ib-barg-auc-dsu-yt-04-cul-yk-caps-pahn-pas-uv-gnouht/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thương vụ sáp nhập SPAC kỷ lục 40 tỷ USD của Grab bị hoãn đến quý IV”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools