"Năm 2022, tôi phải mang về 1 tỷ USD", Nguyễn Vũ Quốc Anh cho biết trong buổi livestream tại một căn phòng nhỏ khá bình dân so với quy mô vốn đăng ký doanh nghiệp 500.000 tỷ đồng.
Quốc Anh sinh năm 1986, từng học Kế toán tại trường Đại học CNTT Gia Định, bỗng dưng nổi vì đăng ký doanh nghiệp vốn 500.000 tỷ đồng - CTCP Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Tự động toàn cầu (Auto Investment Group), và một doanh nghiệp vốn 25.000 tỷ đồng - CTCP Tập đoàn Kinh doanh tự động Toàn cầu (GAB Group).
Quốc Anh từng chia sẻ tập đoàn của anh gồm 17 công ty con.
"Đừng nói tập đoàn của chúng tôi là startup, tôi không là statup, nếu các bạn nghĩ tôi là startup là sai lầm, tốc độ chúng tôi đi gấp 500 lần startup, doanh thu năm sau 1 tỷ USD với tôi là không lớn, chỉ xấp xỉ 25.000 tỷ đồng thôi", Quốc Anh nói.
Doanh số 1 tỷ USD nghe thì có vẻ to tát, nhưng thực chất, nếu Quốc Anh thực sự có 500.000 tỷ (không tính vốn đăng ký chục ngàn tỷ của các doanh nghiệp còn lại do Quốc Anh đứng tên Giám đốc kiêm đại diện pháp luật), thì tiền lãi gửi tiết kiệm ngân hàng mà anh nhận được đã vượt xa con số 1 tỷ USD kia.
Căn cứ vào giá bán ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ngày 15/6, 1 USD = 23.050 đồng, mục tiêu 1 tỷ USD của siêu doanh nghiệp kia tương đương 23.050 tỷ đồng (chứ không phải 25.000 tỷ đồng như Quốc Anh tính nhẩm).
Trong khi đó, nếu đem 500.000 tỷ đồng gửi tiết kiệm, với mức lãi suất từ 5,12% - 6,2%/năm, số tiền CEO này có thể thu về sau 1 năm là:
Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng.
Như vậy, nếu thực có 500.000 tỷ đồng, đem gửi tiết kiệm rồi đi chơi thì mỗi năm Quốc Anh cũng thu về tay xấp xỉ 30.000 tỷ đồng tiền lãi, cao hơn nhiều so với tiền lãi mà tập đoàn GAB Group vận hành cả năm mang về, theo ước tính của 8X này.
Ảnh cắt từ video livestream của Nguyễn Vũ Quốc Anh.
Bình An
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị