vĐồng tin tức tài chính 365

Kiến nghị lập "luồng đỏ" để chặn gian lận xuất xứ gạo Việt Nam xuất khẩu

2021-06-20 08:49

Cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nếu có tình trạng nhập khẩu gạo Ấn Độ giá rẻ để giả mạo gạo Việt Nam.

Theo nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), tại một báo cáo gần đây, nhiều thông tin cho biết kho hàng tại một số nước than phiền về việc chất lượng gạo trắng của Việt Nam có dấu hiệu giảm sút. Thậm chí, họ đánh giá chất lượng gạo Việt Nam chỉ tương đương với gạo Ấn Độ trong khi giá lại cao nên ngưng mua do nghi ngờ gạo Ấn Độ giả mạo xuất xứ Việt Nam.

Mới đây, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (Cục Hải quan TPHCM) cho biết đã tạm giữ nhiều container gạo nhập khẩu từ Ấn Độ nghi vấn gian lận xuất xứ gạo Việt Nam. Cụ thể, theo khai báo trên tờ khai hải quan, những lô hàng gạo này có xuất xứ Ấn Độ. Thế nhưng, khi kiểm tra thực tế, cơ quan hải quan lại phát hiện hai container để bao bì trắng nghi gian lận và trái với quy định phải ghi tên nhà sản xuất, xuất xứ, tên hàng... nên những lô hàng này đã bị buộc phải tái xuất.

“Trước đó, hồi tháng 3.2021, một số trường hợp nghi vấn gạo Ấn Độ giả mạo xuất xứ gạo Việt Nam cũng đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý. Nhiều công ty xuất khẩu gạo cũng phản ánh gần đây có tình trạng một số công ty trong nước làm ăn kiểu chộp giật, gian lận xuất xứ hàng hóa để trục lợi. Các đơn vị làm ăn gian dối này đã lợi dụng giá gạo xuất khẩu cùng loại của Việt Nam thường cao hơn so với gạo Ấn Độ 70-100 USD/tấn để nhập gạo Ấn Độ về rồi tái xuất kiếm lời khủng” – nguồn tin từ Bộ NNPTNT cho hay.

Tỏ ý kiến bất bình về vấn đề này, doanh nhân Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết: Tình trạng này có thể đã xảy ra từ lâu. “Nếu kiểm soát được việc gian lận của một số doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gạo giá rẻ từ Ấn Độ để gian lận, thì gạo Việt Nam không có chuyện bán rẻ gần như với giá Ấn Độ. Dù gạo Việt bán giá cao hơn Ấn Độ các nước đã phân biệt được và vẫn mua từ nhiều năm nay, chúng ta không phải lo việc đó. Việt Nam chỉ phải lo khâu duy nhất và tồn tại lâu năm đó chính là nhiều doanh nghiệp Việt Nam và không ít người Việt Nam “tự lấy đá ghè chân mình"” – doanh nhân Phạm Thái Bình chia sẻ.

Theo ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, có doanh nghiệp kinh doanh mua gạo Ấn Độ nhưng đóng bao bì xuất xứ Việt Nam rồi xuất đi.

Cần có chế tài xử lý nghiêm để bảo vệ thương hiệu gạo Việt

Thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết, tình trạng gạo Ấn Độ được nhập về nước ta rồi gắn mác hàng Việt sẽ ảnh hưởng đến toàn ngành xuất khẩu gạo, gây mất uy tín về chất lượng, thương hiệu gạo Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng cần đưa mặt hàng gạo nhập từ Ấn Độ vào luồng đỏ, kiểm 100% hàng hóa để phát hiện, xử phạt những công ty giả mạo xuất xứ.

Đồng thời cơ quan quản lý cần giám sát các trường hợp công ty nhập gạo Ấn Độ về nhưng lại tái xuất với xuất xứ Việt Nam. Nhà nước cần có chế tài đủ sức răn đe để xử lý những trường hợp gian lận thương mại làm ảnh hưởng đến uy tín của gạo Việt Nam.

Hiện tại, Cục Hải quan TPHCM đã ban hành kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp đối với mặt hàng gạo trắng Việt Nam.

Theo bảng giá gạo xuất khẩu mới nhất do Hiệp hội Lương thực Việt Nam công bố, dù gạo 5% xuất khẩu của Việt Nam đã giảm 5 USD/tấn, bán ra ở mức 478 USD/tấn, giá gạo Việt Nam vẫn ở mức cao nhất trong các nước xuất khẩu gạo truyền thống như Thái Lan (434 USD/tấn; Pakistan: 428 USD/tấn; Ấn Độ: 388 USD/tấn).

Như vậy, gạo 5% tấm của Ấn Độ đang thấp hơn gạo Việt Nam tới 90 USD/tấn.

Xem thêm: odl.292229-uahk-taux-man-teiv-oag-ux-taux-nal-naig-nahc-ed-od-gnoul-pal-ihgn-neik/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kiến nghị lập "luồng đỏ" để chặn gian lận xuất xứ gạo Việt Nam xuất khẩu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools