vĐồng tin tức tài chính 365

Làm cha có khó không?

2021-06-20 10:51
Làm cha có khó không? - Ảnh 1.

Khoảnh khắc nhà thơ Nguyễn Phong Việt bên con - Ảnh: P.V

Trả lời câu hỏi "Làm cha có khó không?", anh cho biết:

- Nếu định nghĩa ở góc độ là một công việc, tôi tin đó là công việc khó nhất tôi từng làm. Không có ngày nghỉ, không có công thức chung, cũng không thể áp đặt mọi thứ theo cách mình muốn hay thích. Nhưng cùng với đó, công việc này thật sự dạy cho tôi cách để trở thành một người trưởng thành với tất cả sự bao dung, trách nhiệm, điềm tĩnh và đặc biệt là thấu hiểu...

* Có ý kiến cho rằng để nuôi dạy con thời nay càng khó gấp bội vì môi trường sống với quá nhiều thứ phức tạp mà trong khuôn khổ gia đình không quản hết được. Anh có cảm thấy như vậy và theo anh làm sao để khắc phục?

- Một đứa trẻ hoài thai trong 9 tháng 10 ngày nhưng quá trình trưởng thành thật dài, nhân cách trẻ phụ thuộc phần lớn vào trách nhiệm giáo dục của cha mẹ. Bằng cấp, địa vị hay của cải... của cha mẹ không quyết định việc đứa trẻ là người tốt hay không. Mọi thứ chỉ phụ thuộc vào nhận thức của đấng sinh thành. Và nhận thức thì không liên quan đến tuổi tác hay xuất thân.

Cái khó nhất của nuôi dạy con hôm nay không chỉ vì thế giới đang thay đổi quá nhanh mà những giá trị sống cũng đã trở nên bất định. Việc duy nhất để bớt đi những trở ngại trong việc nuôi dạy con cái là cha mẹ phải phát triển nhận thức ở mức độ tốt nhất. Tôi nghĩ cần học cách đồng hành với con qua việc lắng nghe nhau rồi cùng tìm ra giải pháp...

* Nhiều lần nghe anh bày tỏ việc nuôi con là trách nhiệm của cha mẹ, còn khi con lớn mình đừng đòi hỏi trách nhiệm này kia từ con cái, đừng làm con cảm thấy cha mẹ là gánh nặng. Quan điểm này có trái với hiếu đạo truyền thống của ông bà mình không?

- Tôi chưa bao giờ nghĩ mình hy sinh điều gì khi nuôi dạy con. Cha mẹ quyết định sinh con, cha mẹ phải có trách nhiệm với lựa chọn ấy. Quan điểm của tôi là thứ gì đã không thể thoái thác được thì tại sao không làm với niềm vui nhiều nhất có thể. Tôi gác lại rất nhiều ước mơ cá nhân sau ngày con chào đời. Đó là một phần tất yếu của việc tôi lựa chọn trở thành người cha.

Vì vậy, tôi không đặt trách nhiệm của con với mình khi mình về già. Tôi tự chuẩn bị cho tuổi già của mình theo hướng không phụ thuộc vào bất kỳ ai. Tôi mong sau năm 18 tuổi, con tôi có thể tự sống được cuộc đời mà con hằng mong muốn. Và cha mẹ khi ấy chỉ đơn giản là một điểm tựa lúc con thật sự cần...

Con trẻ sẽ tự biết cách thích nghi với cuộc đời

* Có một thực tế là rất nhiều cha mẹ đặt lên vai con mình quá nhiều kỳ vọng, từ đó can thiệp rất sâu vào đời sống của con cái...

- Không có bất cứ công thức chung nào cho việc nuôi dạy một đứa trẻ. Mỗi đứa trẻ là một hạt mầm, sự phát triển liên quan rất nhiều đến thổ nhưỡng, khí hậu, cách chúng ta bón phân, tưới nước, rào chắn... Hẳn không ai muốn sống một cuộc đời mà người khác yêu cầu, sắp đặt, kể cả đó là cha mẹ mình.

Con tôi sẽ có những thứ giỏi hơn tôi và ngược lại. Con tôi có những sở thích khác tôi. Tôi có những nỗi buồn, niềm vui sống khác con tôi. Con có thể là một bản sao của cha mẹ về mặt di truyền nhưng nội tâm, suy nghĩ, kinh nghiệm và trải nghiệm sống là hoàn toàn khác nhau.

Một đứa trẻ có thể hạnh phúc, phát triển đúng với năng lực của bản thân chỉ khi nào cha mẹ giúp con nhận ra con làm được gì với những giá trị mà con có. Và trên hết, con cần hiểu được chính con. Với tôi, chỉ cần như vậy, đứa trẻ sẽ tự biết cách thích nghi với cuộc đời dù bất cứ hoàn cảnh nào, cũng như sẽ vui sống nhiều nhất có thể mà không cần phải đi qua nhiều biến cố lớn lao trong cuộc đời mới nhận ra.

Tôi nghĩ dạy một đứa trẻ thì việc đọc sách vở là cần thiết, lắng nghe những lời khuyên của người đi trước là nên... nhưng sẽ chẳng giúp ích nhiều nếu bạn không hiểu được con mình.

* Sự tự do của trẻ cần được tôn trọng, nhưng nhiều người cũng lo lắng nếu để con cái tự do quá thì sẽ "hư bột hư đường". Theo anh, tôn trọng quyền tự do cá nhân của con cái đến mức nào thì tốt?

- Tôn trọng quyền tự do cá nhân của con cái theo độ tuổi, nhận thức và trải nghiệm của con là cách tốt nhất. Gần như đứa trẻ nào cũng thích chơi game, xem YouTube, chơi đồ chơi, ngủ nướng... nhưng mọi thứ đều có khuôn khổ, theo nguyên tắc của người làm cha mẹ hoặc từng gia đình. Tôi thích cách nghĩ cha mẹ nên định hướng quyền tự do cá nhân của con sao cho con có thể vui nhất có thể.

* Cảm ơn anh đã chia sẻ!

* Anh được ảnh hưởng điều tốt nào từ ba mình?

- Đó chính là việc để cho con phát triển theo cách con muốn nhất. Tôi từng "thử và sai", nhưng ba tôi không hề lo lắng về chuyện đó mà ông luôn đặt niềm tin vào tôi. Dĩ nhiên tôi có một điều khác với ba tôi ngày xưa là thời đó cuộc mưu sinh đôi khi lấy hết thời gian của ông dành cho con cái. Còn bây giờ tôi cân bằng được thời gian của mình để có thể dõi theo con gần như mọi lúc mọi nơi.

Đi qua thương nhớ, Từ yêu đến thương, Sinh ra để cô đơn, Sống một cuộc đời bình thường, Về đâu những vết thương, Sao phải đau đến như vậy, Chỉ cần tin mình là duy nhất, Xin chào những buổi sáng, Minh sẽ đi cuối đất cùng trời, Bao nhiêu thương nhớ cho vừa là những tập thơ đã in của Nguyễn Phong Việt, cùng tản văn Chúng ta sống có vui không.

Nguyễn Phong Việt - ngồi đâu đó ghi chép lòng ngườiNguyễn Phong Việt - ngồi đâu đó ghi chép lòng người

TTO - "Chúng ta sống có vui không?" - Quyển tản văn dễ thương như một lời an ủi, xoa dịu nội tâm trong một ngày nhọc nhằn.

Xem thêm: mth.97130419002601202-gnohk-ohk-oc-ahc-mal/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Làm cha có khó không?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools