vĐồng tin tức tài chính 365

Bạn đọc không còn đọc báo một chiều

2021-06-20 12:02
Bạn đọc không còn đọc báo một chiều - Ảnh 1.

Trao bồn chứa nước cho người dân vùng hạn, mặn của tỉnh Bạc Liêu trong mùa khô năm 2020. Đây là một trong những chương trình mà báo Tuổi Trẻ thực hiện nhờ sự đóng góp của bạn đọc - Ảnh: CHÍ QUỐC

1. Mong giữ bản sắc từng tờ báo

Trong hàng loạt tờ báo, tạp chí hiện nay có rất ít tờ giữ đúng bản sắc của mình. Nhiều báo điện tử đều chạy theo luồng thông tin thời sự, thu hút người đọc trong khi không thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa sứ mệnh tôn chỉ của mình.

Về lâu dài, người đọc bội thực những thông tin kiểu này. Đọc báo nào cũng thấy thông tin như nhau, chỉ khác cách viết và tên phóng viên. Điều bạn đọc cần ở báo chí là những bài báo phân tích tường tận từng vấn đề (kinh tế, văn hóa, xã hội) cùng những dự báo, giải pháp. Thông qua đó sẽ được hưởng lợi về mặt thông tin, họ tìm và chọn được nguồn tin tức thực sự chất lượng. Điều này đang ngày càng thiếu vắng.

2. Kết nối với bạn đọc nhiều hơn

Báo chí và bạn đọc như hai mặt của một đồng tiền. Báo chí cần bạn đọc và bạn đọc cần báo chí. Và một trong những cách để duy trì "mối quan hệ" mật thiết này, mục bạn đọc nên là nơi để... bạn đọc viết. 

Nói thế này, xuất phát từ kinh nghiệm cộng tác của người viết, gửi khá nhiều tờ báo nhưng số tờ báo phản hồi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đa số các báo có mục bạn đọc nhưng lại là do... phóng viên, chuyên gia viết. Bạn đọc bị bỏ rơi, sau đó... bỏ luôn báo, báo chí mất một nguồn tin thú vị từ bạn đọc.

Bạn đọc bây giờ không còn đọc báo một chiều - tức đón nhận thông tin từ báo chí cung cấp. Điều họ cần là sau khi đọc bài báo đó họ "nhận được gì" và họ "suy nghĩ gì", tức bài báo nên mang tính chất gợi mở (ngoài việc cung cấp thông tin chính xác) để bạn đọc cùng suy nghĩ.

Bạn đọc cũng có những góc nhìn, sự đồng tình hay phản đối cần được nói ra, được trao đổi thẳng thắn. Lúc này mỗi bài báo xuất bản sẽ trở thành hai chiều, giúp bạn đọc lẫn tòa soạn "cho đi" và "nhận lại".

Góc nhìn của bạn đọc có thể chưa hay, chưa trúng nhưng đó là... bạn đọc. Nó sẽ khác với góc nhìn chuyên gia, và bạn đọc bao giờ cũng gần gũi đời sống thường nhật hơn. Hãy nghe họ nói, họ phản biện cũng là cách trao đổi qua lại giữa báo chí, bạn đọc, chuyên gia. Từ đó tờ báo thêm nhiều góc nhìn đa chiều.

3. Bình dân hóa

Khi về quê, tôi thấy rất vui vì người dân ở nông thôn ngày nay đã có điều kiện để tiếp nhận thông tin rộng rãi, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ "tiếp nhận thông tin chính xác".

Ví dụ như người quê tôi bây giờ đã biết đến tiền ảo. Nhưng họ rất mù mờ về thông tin, họ chỉ nghe và tin rằng chơi tiền ảo "mau giàu" và đua nhau "đầu tư". Hay chuyện họ chơi Facebook rất hồn nhiên, đến nỗi chuyện gì trên đó cũng tin, cái gì cũng đưa lên đó. 

Người dân ở vùng sâu biết đọc báo nhưng họ không biết đâu mới là tờ báo đáng đọc. Đa số họ vẫn đọc những trang tin tổng hợp, những trang "lá cải" và nguy hiểm là họ đặt niềm tin vào đó. Điều này rất đáng lo ngại vì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận thực tế.

Khi người dân được tiếp cận thông tin chính xác thì cuộc sống của họ mới tốt lên về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Báo chí chính thống cần những bài viết dân sinh hơn, dễ đọc dễ hiểu, đủ sức thu hút bạn đọc bình dân và bạn đọc nông thôn.

Cuối cùng, mong rằng báo chí là nơi gửi gắm tiếng nói của người dân, đại diện cho nguyện vọng của người dân. Báo chí bên cạnh việc thông tin khách quan, có lẽ cũng nên khơi gợi cho bạn đọc những bài học, kinh nghiệm chủ quan dưới góc nhìn sâu, đa chiều.

Cách thức làm báo thay đổi nhưng lý tưởng, đạo đức nhà báo không thể thay đổiCách thức làm báo thay đổi nhưng lý tưởng, đạo đức nhà báo không thể thay đổi

TTO - Ngày 22-10, Đại hội đại biểu lần thứ VIII Hội Nhà báo TP.HCM, nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra phiên chính thức. Nhà báo Trần Trọng Dũng tái đắc cử chức danh Chủ tịch Hội nhà báo TP.

Xem thêm: mth.5322918002601202-ueihc-tom-oab-cod-noc-gnohk-cod-nab/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bạn đọc không còn đọc báo một chiều”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools