vĐồng tin tức tài chính 365

Nghịch lý điện mặt trời: “No dồn - đói góp”!

2021-06-21 09:34

Nghịch lý trên thị trường điện hiện nay là lượng cung điện mặt trời lớn hơn cầu, thậm chí nguồn cung còn đang lạm phát gây ra tình trạng mất cân đối, lãng phí.

Trước năm 2017: “Đói góp”

Trước thời điểm năm 2017, các dự án đầu tư, phát triển và kinh doanh năng lượng sinh thái nói chung và điện mặt trời nói riêng dường như rất ít được đề cập đến trên thị trường. Nguyên nhân lớn nhất là do chưa có cơ chế, hành lang pháp lí cho ngành này.

Năm 2016, trong một cuộc trao đổi với chúng tôi, ông Tân Xuân Hiến – Chủ tịch Công ty điện Gia Lai – bày tỏ sự hi vọng rằng trong 2-3 năm tới khi cơ chế chính sách đối với ngành hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án năng lượng xanh phát triển.

Ngày 11.4.2017, Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1.6.2017-30.6.2019 đã kích thích các dự án năng lượng điện mặt trời phát triển mạnh về số lượng.

Tháng 6.2017, trong một sự kiện, CEO một tập đoàn Việt Nam cho biết, doanh nghiệp này trong những năm sau đó sẽ tập trung đầu tư khoảng 20 dự án điện mặt trời, với tổng kinh phí khoảng 1 tỉ USD.

Theo Quyết định số 11/2017, giá mua điện mặt trời tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương với 9,35 Uscents/kWh, theo tỉ giá 22.316 đồng/USD). Giá bán điện được điều chỉnh theo biến động của tỉ giá VNĐ/USD.

Ngoài ra, doanh nghiệp đầu tư các dự án điện mặt trời còn được hưởng nhiều ưu đãi về vốn đầu tư, thuế và đất đai.

“No dồn” và lạm phát

Với mức giá được qui định tại Quyết định 11/2017, giá mỗi kWk điện mặt trời được bán với mức 2.086,546 đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư thu hồi được vốn theo đúng lộ trình và còn có mức lãi khá.

Chính vì thế, từ năm 2017 đến nay làn sóng đầu tư dự án điện mặt trời phát triển nhanh và mạnh, thậm chí tràn lan dẫn đến nguy cơ phá vỡ qui hoạch đất đai nông nghiệp và đất đai phát triển công nghiệp. Cùng với đó, lượng cung điện mặt trời - đặc biệt ở miền Trung – tăng mạnh khiến mạng lưới truyền tải của ngành điện là EVN không thể đáp ứng kịp thời, có thể gây quá tải. Điều này cũng dẫn đến bất lợi cho nhà đầu tư khi chậm đấu nối với mạng lưới của bên mua, dẫn đến lãng phí và thiệt hại.

Ngày 4.6.2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Số: 13/2020/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 22.5.2020, giá mua điện mặt trời đã được giảm xuống. Theo đó, giá mua điện mặt trời nổi là 7,69 UScents/kWh (tương ứng 1.783 đồng), điện mặt trời mặt đất là 7,09 UScents/kWh (1.644 đồng) và điện mặt trời áp mái là 8,38 UScents/kWh (1.943 đồng). Với mức giá mua đã được điều chỉnh giảm từ 6,9-21,3% so với trước đây, nhà đầu tư vẫn tiếp tục có lãi.

Thậm chí theo tìm hiểu của chúng tôi, một doanh nghiệp cổ phần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện, trong đó biên lợi nhuận gộp từ mảng sản xuất và kinh doanh điện mặt trời đạt mức hấp dẫn khoảng 62%.

Tính đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời trên cả nước đạt khoảng 16.500 MW, chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia. Trong đó, có khoảng 8.000 MW là điện mặt trời mái nhà và hơn 8.400 MW điện mặt trời trang trại lớn.

Trạng thái “no dồn” các dự án điện mặt trời lớn nhỏ và cả ở các hộ dân đang gây ra mối lo ngại có thể ảnh hưởng đến sự vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện quốc gia.

Xem thêm: odl.484229-pog-iod-nod-on-iort-tam-neid-yl-hcihgn/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nghịch lý điện mặt trời: “No dồn - đói góp”!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools