KTSG số 26-2021: Vaccine cho nền kinh tế
Tòa soạn KTSG
(KTSG Online) - Công tác hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đợt 1 đã không đạt hiệu quả như kế hoạch, và lúc này đây, Chính phủ lại đang chuẩn bị cho đợt hỗ trợ lần 2. Câu hỏi đặt ra là cần bao nhiêu tiền, tiền từ đâu và hỗ trợ như thế nào?
Theo phân tích của tiến sĩ Võ Đình Trí trên KTSG sáng mai (24-6), lượng tiền hỗ trợ trực tiếp người dân và doanh nghiệp thực sự không đáng kể so với quy mô của nền kinh tế cũng như nội lực và tiềm năng của đất nước. “Nếu tiền không là vấn đề thì vấn đề là sự quyết liệt vì dân hay phối hợp giữa các cơ quan hữu trách chưa thông suốt?”, tiến sĩ viết trong bài có tựa đề Hỗ trợ khó khăn do Covid-19: Tiền chắc không thiếu, vậy thì thiếu cái gì?
Cùng xuất hiện với bài viết của TS. Võ Đình Trí trong cụm nội dung chủ đề “Vaccine cho nền kinh tế” còn có các bài:
Quyết định bước ra đường (Trần Hương Giang): Cần thiết kế những gói hỗ trợ nhằm giảm bớt mức độ dễ tổn thương của các nhóm đối tượng, từ đó kiểm soát được hành động ra đường trong trường hợp khẩn cấp.
Cách ly người hay cách ly đồ vật? (Tấn Đức): Những lệnh phong tỏa có phần “hoảng hốt” và vô tội vạ đã gây đóng băng không ít kế hoạch đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tiêm 70% dân số cũng chưa chắc đạt miễn dịch cộng đồng (Nguyễn Đăng Anh Thi): Những nghiên cứu thực tiễn gần đây cho thấy việc miễn dịch cộng đồng phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của vaccin. Nếu tiêm 70% dân số, hiệu quả bảo vệ thấp nhất của loại vaccin chọn tiêm phải là 86%.
Các đề tài kinh tế - xã hội khác trên cùng số báo:
Dữ nhiều lành ít FOMO (Khánh Bình): Nhiều người FOMO (Fear Of Missing Out - thấy người khác kiếm tiền nhanh quá, dễ quá thì xuất hiện tâm lý bồn chồn, sợ mình bỏ lỡ cơ hội). FOMO không hoàn toàn xấu, nhưng cần phải biết quản trị rủi ro.
Sàn giao dịch thương mại điện tử kiêm vai thuế vụ (LS. Trương Thanh Đức): Thông tư 40/2021/TT-BTC (hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) đã đặt ra giải pháp thu đúng, thu đủ thuế, nhưng lại đặt thêm nghĩa vụ mới cho sàn giao dịch thương mại điện tử trong khi điều này chưa được quy định trong các luật thuế.
Mở rộng sự linh hoạt sang kinh tế (mục Ý kiến): Trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh, tốt nhất là chưa nên thay đổi bất kỳ chính sách gì về thuế, tránh gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, nhất là đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.
Phải thu được thuế của Google, Facebook: nhưng bằng cách nào? (Châu Phan): Một khi làm chặt chẽ khâu thanh toán, chuyển tiền quốc tế qua hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức, cá nhân không còn dễ dàng chuyển tiền cho các công ty công nghệ mà không khai báo đầy đủ.
VN-Index chinh phục đỉnh cao mới (Thanh Thủy): Dù chỉ số VN-Index đã chinh phục mức đỉnh mới nhưng giao dịch trên thị trường có phần thận trọng hơn tuần trước với thanh khoản sụt giảm.
Không còn có thể “đổ lỗi” cho bối cảnh thị trường! (Linh Trang): Khi các chỉ số chứng khoán liên tục thiết lập những kỷ lục mới, các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước khó có thể “đổ lỗi” do bối cảnh thị trường không thuận lợi để giải thích cho sự chậm trễ cổ phần hóa, thoái vốn.
Chuyện lạ trái phiếu của ngân hàng (Thụy Lê): Vì sao có nhà đầu tư chấp nhận mua trái phiếu của ngân hàng với lãi suất chỉ bằng hoặc thậm chí thấp hơn trần lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới sáu tháng? Phải chăng lợi ích tài chính không phải là mục tiêu chính của họ?
Động lực tăng trưởng tín dụng đến từ đâu? (Tuệ Nhiên): Giãn cách xã hội tại một số địa phương năng động về kinh tế cũng góp phần làm nhu cầu vay vốn suy yếu hơn trước.
Có là nghịch lý thì vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu nông sản (Nguyễn Đình Bích): Nếu chuyển hướng chính sách tới tiêu dùng nông sản trong nước (tức không tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu), e rằng thị trường trong nước sẽ rất nhanh chóng đầy ắp, giá cả sẽ lại tụt dốc không phanh. Trong khi đó, việc giải bài toán hiệu quả xuất khẩu nông sản vẫn là “khúc xương khó gặm”.
Xây dựng xã hội không dùng tiền mặt không phải là chống lại tiền mặt (Lưu Minh Sang - Nguyễn Ngọc Phương Hồng): Nhà nước nên bảo đảm quyền tự do lựa chọn phương thức thanh toán của người dân, đồng thời hoàn thiện hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt, thiết lập cơ chế đảm bảo an toàn trong thanh toán nhằm thu hút người dân.
Anh đàm phán gia nhập CPTPP: kỳ vọng điều gì? (Dương Văn Học): Việc Anh tham gia vào CPTPP được kỳ vọng là nền tảng cho chính sách đối ngoại của nước này hướng về châu Á-Thái Bình Dương.
Sự chuyển hóa của các ngân hàng trung ương (Trần Hùng Sơn - Huỳnh Thị Ngọc Lý): Khủng hoảng Covid-19 đã làm thay đổi hoạt động của các ngân hàng trung ương, thể hiện qua quy mô bảng cân đối tài sản của các ngân hàng này đã tăng lên đáng kể.
Trí thông minh nhân tạo - thấy gì từ dự thảo luật của EU? (Lê Thiên Hương): Lần đầu tiên, một khuôn khổ pháp lý chung của EU về AI được hình thành nhằm đảm bảo an ninh cũng như bảo vệ các quyền căn bản của cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy sáng tạo và phát triển công nghệ AI ở châu Âu.
Cafe Amazon: chuỗi quán “nạp cà phê và nạp điện” (Ricky Hồ): Có nhiều câu hỏi thú vị về tương lai của chuỗi Café Amazon tại thị trường Việt Nam. Liệu Café Amazon sẽ chọn định vị phân khúc nào trong cuộc chiến giành khách hàng?
Đừng bỏ quên những du khách bình dân (Đặng Đình Cung): Sự rà soát về các phân khúc du khách rất cần thiết cho chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam.
Sôi động cuộc đổ bộ vào thương mại xã hội (Hoàng Việt): Dự báo thị trường thương mại trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội sẽ đạt mức 604 tỉ đô la Mỹ vào năm 2027. Châu Á là nơi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và Việt Nam là một phần trong đó.
Cảnh giác với giả mạo sinh học nông sản (Lê Quang Vinh): Tuy giả mạo sinh học (bio-piracy) chưa được ghi nhận ở Việt Nam nhưng cũng nên cảnh giác, bởi chống giả mạo sinh học thực sự là cuộc chiến cam go và phức tạp.
Thần tốc? Cần thần tốc hơn nữa! (Trần Thanh Tâm): “Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử” ở TPHCM lần này xứng đáng được gọi là “tiêm chủng thần tốc”. Tuy nhiên, để có thể chiến thắng dịch bệnh, thành phố phải nỗ lực hơn nữa, thần tốc hơn nữa, và đợt tiêm vaccin nói trên chỉ là một khởi đầu.
Báo chí chuyển đổi số (Vũ Tuấn Anh): Các tờ báo đang đứng trước hai sự sụt giảm nghiêm trọng: giảm số lượng phát hành báo in dẫn tới giảm lượng quảng cáo truyền thống và giảm lượng truy cập trang báo trực tuyến.
Thế mạnh của tạp chí (Lê Hữu Huy): Loại hình báo in là tạp chí có thế mạnh riêng. Quan hệ giữa độc giả và tạp chí là mối quan hệ tin cậy và lớn mạnh cùng thời gian.
Cần bao nhiêu lòng tốt cho người khuyết tật? (Thanh Thanh): Sự thiếu quan tâm hoặc cố tình lờ đi những nhu cầu chính đáng của người khuyết tật sẽ gạt cộng đồng yếu thế này ra khỏi những chính sách xã hội.
Oran hay trận đại dịch của chúng ta? (Nguyễn An Nam): Những nỗ lực thực hành chống dịch bệnh song song với phẫu thuật nội tâm con người trong tiểu thuyết Dịch hạch của Albert Camus (Võ Văn Dung dịch, Nhã Nam & NXB Dân Trí, 2020) đã phần nào chạm vào bối cảnh tinh thần của chúng ta hôm nay.
Sấu trên phố Phan Đình Phùng (Thanh Thảo): Phố Phan Đình Phùng ở Hà Nội nổi tiếng là con phố có nhiều biệt thự từ thời Tây và có hai hàng sấu đẹp nhất Thủ đô.
Tiếng chim trong mùa dịch (Huỳnh Văn Mỹ): Dịch bệnh lan… Nông sản ứ… Những người bán vải thiều dạo làng tôi trông có vẻ thư thái ra khi tiếng chim hót vang trên những tàng cây xanh thẳm…
Trang Kinh tế thế giới:
Ngành vận tải toàn cầu đối mặt thách thức lớn (Song Thanh): Tình trạng đình trệ tại hàng loạt cảng container đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tài trợ thể thao: các tay chơi trẻ đang lấn át lão làng (Lạc Diệp): EURO 2020 chứng kiến sự xuất hiện đầy thú vị của các thương hiệu Trung Quốc và những công ty kỹ thuật số, những nhóm doanh nghiệp đang nổi lên mạnh mẽ với vai trò là nhà tài trợ lớn cho các giải đấu thể thao hàng đầu.
Mời bạn đọc đón xem!
Xem thêm: lmth.et-hnik-nen-ohc-eniccav-1202-62-os-gstk/386713/nv.semitnogiaseht.www