Tại tọa đàm về “Nợ xấu trong đại dịch COVID-19 - Giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp" được tổ chức sáng nay (23/6), một trong những đề xuất được đưa ra là cần luật hóa nghị quyết xử lý nợ xấu để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình xử lý nợ.
Đến cuối tháng 4, đã có khoảng 530.000 tỷ đồng nợ xấu được các tổ chức tín dụng xử lý, 66% trong đó là xử lý theo Nghị quyết 42. Mỗi tháng xử lý trung bình khoảng 8.000 tỷ đồng nợ xấu, cao hơn khoảng 2 lần so với kết quả của những năm trước khi có Nghị quyết 42.
Nghị Quyết 42 trao quyền thu giữ tài sản đảm bảo cho các ngân hàng, giúp ý thức trả nợ của người dân tăng cao hơn.
Tuy nhiên, Nghị quyết 42 chỉ còn 1 năm nữa là hết giai đoạn thí điểm. Các chuyên gia cho rằng, nếu không sớm được luật hóa, quá trình xử lý nợ sẽ khó khăn hơn. Đặc biệt, khi dịch COVID-19 đang khiến khối nợ xấu có nguy cơ phình lên.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc cần sớm thành lập thị trường mua bán nợ chính thức. Hiện vẫn thiếu vắng hành lang pháp lý cho việc chứng khoán hóa các khoản nợ, thiếu cơ chế thu hút nhà đầu tư đủ năng lực để đẩy nhanh việc mua bán nợ theo giá thị trường.
Kiềm chế và kiểm soát nợ xấu không thể lơ là VTV.vn - Dịch bệnh COVID-19 khiến kinh tế suy giảm, nợ xấu vì thế cũng gia tăng. Đây là vấn đề cả hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt. | Cần thêm hành lang pháp lý để xử lý nợ xấu hiệu quả VTV.vn - Nợ xấu ngân hàng đã tăng lên trong quý III/2020 nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn cần tăng cường hành lang pháp lý để xử lý nợ xấu được hiệu quả hơn nữa. | Bỗng nhiên mắc nợ xấu VTV.vn - Hiện nay, không ít người bỗng dưng phát hiện mắc nợ các tổ chức tín dụng, thậm chí thành nợ xấu, dù không làm hồ sơ vay vốn. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.61704344132601202-uax-on-gnod-yt-0008-gnaohk-yl-ux-gnaht-iom/et-hnik/nv.vtv