vĐồng tin tức tài chính 365

Bạn trẻ rủ nhau học ngoại ngữ hiếm

2021-06-24 10:18
Bạn trẻ rủ nhau học ngoại ngữ hiếm - Ảnh 1.

Sinh viên bộ môn Thái Lan học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong một buổi giao lưu văn hóa - Ảnh: CTV

Hơn sáu tháng qua, Viên Anh Vy (21 tuổi, sinh viên khoa báo chí và truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM) theo học khóa tiếng Thái cơ bản tại TP.HCM. 

Ngoài học chính khóa và tham gia các hoạt động sinh viên, thời gian còn lại Vy dành riêng cho đam mê mới này.

Tiếng Thái, Ả Rập, Na Uy

Tiếng Anh của Vy hiện khá ổn nên bạn muốn bổ sung thêm một ngoại ngữ thứ hai. Vy nghĩ các ngoại ngữ như Trung, Hàn, Nhật... nhiều người đã theo nhưng do xuất phát trễ nên muốn một lựa chọn "lạ", ít người theo hơn. 

"Mình cũng thích văn hóa Thái. Chưa kể ngành truyền thông và quảng cáo ở nước này cũng rất mạnh nên việc biết tiếng sẽ bổ trợ cho chuyên ngành của mình trong tương lai" - Vy nói.

Thế là Vy rủ một bạn cùng lớp đại học đăng ký học mỗi tuần ba buổi. Lớp học vỏn vẹn bốn người, ngoài hai bạn thì còn một anh đang làm cho công ty Thái và một cô người Việt sống tại Thái Lan nhưng ở lại Việt Nam do dịch COVID-19. 

"Nhiều khi học tiếng Anh, mình có thái độ ỷ lại nên học hết khóa này sang khóa khác cũng không thấm được bao nhiêu. Nhưng khi học một tiếng hiếm, nếu không nghiêm túc từ đầu sẽ dễ bỏ cuộc. Càng ít người, càng không thể học lơ mơ" - Vy chia sẻ.

Còn Trần Minh Thuận (19 tuổi, Phú Yên) vừa hoàn thành chương trình năm nhất của bộ môn Ả Rập học tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM). Trước khi vô học Thuận hơi sợ vì những dòng chữ "ngoằn ngoèo" đầy các ký tự Ả Rập, nhưng nay bạn đã biết các quy tắc của bảng chữ cái, ngữ pháp và có thể giao tiếp ở mức cơ bản. 

Thuận chia sẻ Ả Rập là khu vực huyền bí, kết hợp với sự sang trọng và hiện đại, đã tạo ra sức hút khó cưỡng cho bạn thêm quyết tâm đi con đường học một ngôn ngữ hiếm.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Công Thảo (Q.7, TP.HCM) đã dạy kèm tiếng Na Uy cho nhiều người Việt hơn 5 năm qua. Đối tượng học chủ yếu là người sắp kết hôn với người Na Uy cần biết tiếng để định cư. Số khác là các bạn trẻ chuẩn bị sang Na Uy cần học tiếng để tiện giao tiếp, hòa nhập và xin việc làm thêm. Những người học cho biết chỉ chiếm khoảng 10%.

Những buổi đầu, chị thuê mặt bằng dạy trực tiếp. Sau này do những bạn đã sang Na Uy vẫn có nhu cầu học tiếp nên chị chuyển sang dạy online và kết hợp cả hai vào một lớp "xuyên biên giới". Hiện tại các lớp của chị tuyển sinh liên tục quanh năm, mỗi khóa có khoảng 50 bạn đăng ký. Lúc cao điểm, chị dạy liên tục 5 - 6 ca một ngày. 

"Nhu cầu học tiếng "hiếm" này có tăng. Tuy nhiên, phần lớn học viên của tôi đều có những mục đích thật rõ ràng mới quyết định theo học" - chị Thảo nói.

Nhiều thách thức

Khởi đầu một ngoại ngữ mới chưa bao giờ dễ dàng, vì vậy Vy phải bỏ công sức rất nhiều suốt nửa năm qua. Trong ngày cứ có chút thời giờ rảnh là Vy lại giở bài ra xem. Có hôm đem cả tài liệu vào lớp để có giờ trống lại lôi ra ôn tập. 

Học tiếng hiếm, cộng đồng để luyện tập khá nhỏ, Vy phải tận dụng hết mọi điều kiện có thể để có thể quen mặt với ngôn ngữ này từ việc xem phim Thái, lướt Instagram của các nghệ sĩ Thái Lan... Cô giáo của Vy cũng dặn dò học viên về nhà cố luyện nói một mình và tìm bất cứ gì để luyện thêm.

"Mình và bạn học thường xuyên luyện nói với nhau. Dù học chính khóa mệt nhưng cũng cố gắng để có thời gian lướt lại bài mỗi ngày. Ngôn ngữ này bộ chữ hình, không có cấu trúc câu nhất định nên khá khó, bỏ một hai ngày là mặt chữ cũng quên ngay" - Vy tâm sự.

Ít tài liệu cũng là một trở ngại. Chị Công Thảo hiện đang dạy giáo trình được dùng đại trà ở Na Uy. Do vẫn khó tiếp cận trong nước, chị phải thường xuyên đặt mua từ Na Uy. Để hỗ trợ các bạn không có điều kiện, chị phải scan ra tài liệu trên máy tính để gửi cho học viên. 

"Tôi thường đăng tải các nguồn tài liệu hay tìm được lên trang Facebook để các bạn đang học tiếng Na Uy có thể tham khảo. Vì cộng đồng ít nên sẽ hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn" - chị Thảo nói.

Để tạo cho các bạn có điều kiện được nói nhiều hơn, trong bài giảng lớp thường xuyên đặt ra những vấn đề để thảo luận. Ngoài ra, chị đang lên kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt hằng tuần cho các bạn học tiếng Na Uy ở Sài Gòn có thể tham gia tìm hiểu và luyện tập sau mùa dịch. 

Với Minh Thuận, khó khăn lớn nhất đến lúc này của bạn là phải học online vì dịch bệnh. Thuận cho rằng học online không được giao tiếp nhiều với giáo viên, lại không thể "chỉ trỏ" vào các ký tự chưa hiểu vốn khá rối rắm trong tiếng Ả Rập.

Sau dịch, Thuận sẽ tìm kiếm cơ hội giao tiếp ở các cộng đồng người Ả Rập tại TP.HCM để nâng cao trình độ...

Tiếng Anh vững là nền tảng

Ngô Hoàng Nam (19 tuổi, An Giang) vừa hoàn thành xong năm đầu tiên trong bộ môn Ấn Độ tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM). Vì định hướng nghiên cứu, Nam cật lực học thêm tiếng Anh bên cạnh tiếng Hindi. Theo Nam, tiếng Anh vững sẽ là nền tảng để học các ngôn ngữ "hiếm" vì sẽ tiếp cận được nhiều nguồn tài liệu hay. "Chưa kể ở Ấn Độ, tiếng Anh được dùng nhiều nên mình đặt mục tiêu giỏi cả hai ngôn ngữ" - Nam nói.

Sẽ có nhiều lợi thế

sinh viên anh ngoai ngu

Sinh viên bộ môn Ả Rập - Ảnh: CTV

ThS Phan Thanh Huyền, quyền trưởng bộ môn Ả Rập Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết học tiếng Ả Rập cần sự bền bĩ và dũng cảm. Nhiều học viên không "trụ" được qua trình độ A1 vì gặp nhiều thách thức trong cách phát âm và ngữ pháp.

Theo cô Huyền, sinh viên đã chọn theo các ngoại ngữ ít người học cần giữ được tâm thế rằng khi chinh phục được ngôn ngữ khó thì nhiều lợi thế sẽ đến. Trở ngại khi theo đuổi các tiếng "hiếm" là chính mình. Cạnh tranh nghề nghiệp với các ngoại ngữ này cũng là với chính mình. Chỉ cần vượt qua bản thân và cải thiện khả năng hằng ngày, nhiều chân trời mới sẽ mở ra. "Giới trẻ bây giờ rất giỏi công nghệ, nhờ công nghệ nên khả năng học tiếng "hiếm" dễ hơn xưa rất nhiều" - ThS Huyền nói.

Cô cho biết thêm hiện nay cơ hội cho những người biết tiếng Ả Rập khá nhiều khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp Ả Rập tại Việt Nam. Ngoài ra, các bạn còn có thể làm cho các cơ quan, tổ chức thuộc nhà nước, cơ quan ngoại giao hoặc theo các nghề nghiên cứu, phiên dịch...

Học ngoại ngữ Học ngoại ngữ 'hiếm', tăng cơ hội việc làm

TTO - Thay vì chọn những ngoại ngữ thịnh hành (Anh, Hoa, Hàn, Nhật), nhiều bạn trẻ thử sức với tiếng Tây Ban Nha, Ý, Thái Lan... là những ngoại ngữ ít người học nhưng có nhu cầu tuyển dụng cao.

Xem thêm: mth.70793750232601202-meih-ugn-iaogn-coh-uahn-ur-ert-nab/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bạn trẻ rủ nhau học ngoại ngữ hiếm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools