Người dân Myanmar sống trong một trại tị nạn ở tiểu bang Kayah hồi cuối tháng 5-2021 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, Myanmar đã chìm vào bạo lực từ sau khi quân đội giành lại chính quyền hôm 1-2. Xung đột nổ ra sau đó giữa người biểu tình và lực lượng an ninh khiến nhiều người thiệt mạng.
Theo Văn phòng điều phối các hoạt động nhân đạo Liên Hiệp Quốc (OCHA), các hoạt động cứu trợ vẫn diễn ra nhưng đang bị cản trở bởi các cuộc đụng độ vũ trang, tình hình bạo lực và mất an ninh ở Myanmar.
Theo OCHA, chỉ riêng tại bang Karen giáp ranh với Thái Lan, 177.000 người đã phải rời khỏi nhà cửa, trong đó 103.000 người đi tị nạn trong tháng 5-2021 và hơn 20.000 người khác hiện đang trú ẩn tại hơn 100 khu vực khác nhau.
Liên minh quốc gia Karen (KNU), một nhóm nổi dậy ở Myanmar, đã bày tỏ lo ngại trước thiệt hại về nhân mạng giữa bối cảnh bạo lực leo thang.
Các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự tiếp tục nổ ra tại các khu vực Kachin, Dawe, Sagaing và Yangon của Myanmar trong ngày 24-6.
Hiện nay, cộng đồng các nước Đông Nam Á đang thực hiện nhiều nỗ lực ngoại giao để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Myanmar, đồng thời khởi động lại việc đối thoại vốn bị chững lại.
Trong khi đó, phía chính quyền quân sự Myanmar cho biết họ vẫn sẽ làm theo kế hoạch khôi phục trật tự tại đây và tổ chức bầu cử dân chủ sau 2 năm.
TTO - Theo Hãng tin RIA của Nga ngày 23-6, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing rằng Matxcơva sẵn sàng cam kết củng cố quan hệ quân sự cùng Myanmar.