vĐồng tin tức tài chính 365

Phải chống dịch bằng 'hai chân'

2021-06-25 09:52
Phải chống dịch bằng hai chân - Ảnh 1.

Người dân TP Thủ Đức đi tiêm vắc xin tại điểm Trường THCS Trần Quốc Toản từ sớm - Ảnh: HOÀNG AN

Tuổi Trẻ trích đăng một số ý kiến của các chuyên gia.

* Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn (trưởng bộ phận thường trực phòng chống dịch của Bộ Y tế tại TP.HCM):

Khoanh vùng dập dịch còn nguyên giá trị

Phải chống dịch bằng hai chân - Ảnh 2.

Chúng ta cần phải hiểu rằng nguồn vắc xin ngừa COVID-19 có giới hạn. TP.HCM chẳng thể nào trong một thời gian ngắn lại có thêm 1 triệu liều được. TP.HCM vừa có trong tay 836.000 liều, và số lượng này chỉ mới có thể triển khai tiêm chủng bảo vệ cho lực lượng trực tiếp tham gia sản xuất.

Trong bối cảnh hiện nay, quan điểm giảm phong tỏa, bớt khoanh vùng truy vết xét nghiệm và trông chờ vào vắc xin là hoàn toàn sai lầm. Có thể thấy các ca mắc mới xuất hiện ở TP.HCM có tại nhiều điểm (cộng đồng và doanh nghiệp) và giải pháp đầu tiên, tốt nhất là phải nhanh chóng truy vết, xét nghiệm những vùng lân cận, cả những vết của trường hợp này đi qua.

Còn với vấn đề giãn cách xã hội, thực hiện cách ly theo chỉ thị 10 của TP.HCM hoặc phong tỏa các khu vực, nhóm, tổ dân phố... trong giai đoạn này là điều hết sức cần thiết. Trong bối cảnh này, TP.HCM phải chống dịch theo hình thức "đi hai chân". Tức vẫn phải tiêm vắc xin (dù chưa chủ động được), song song phát hiện, truy vết, khoanh vùng, dập dịch, điều trị. Phương pháp chống dịch này được đúc rút từ nhiều đợt chống dịch và đến nay vẫn còn nguyên giá trị với TP.HCM.

Tuy vậy tất cả các giải pháp đòi hỏi cần phải được áp dụng nhuần nhuyễn, linh động. Theo đó khi phát hiện ổ dịch, phong tỏa diện rộng tuy cần thiết nhưng không nên bắt buộc phải kéo dài phong tỏa 14 hoặc 21 ngày. Sau 3 ngày đã làm xét nghiệm "quét qua sàng lại" trên diện rộng, các khu vực này có thể thu hẹp, chỉ nên chú trọng vào các khu vực nguy cơ cao. 

Việc "khoanh vùng càng rộng càng tốt", đương nhiên lực lượng y tế sẽ khỏe nhưng thực tế cho thấy sự tuân thủ của người dân chưa cao, cũng như nguồn lực của chính quyền địa phương có giới hạn. Điều này kéo dài chính là nguy cơ cực kỳ nguy hiểm. Và chiến lược này Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 quốc gia nhiều lần khuyến cáo các địa phương, trong đó có TP.HCM.

Về chiến lược xét nghiệm, vẫn phải bắt buộc thực hiện ở các nơi, bao gồm nơi phát hiện ca mắc và trong cộng đồng dân cư, các khu vực bến xe, siêu thị... Đúng ra ngoài xét nghiệm trong cộng đồng dân cư, đợt này TP.HCM phải xét nghiệm bắt buộc đối với người có tiếp xúc nhiều người như bán vé số, xe ôm, bán đồ ăn nước uống, tài xế... 

Ngoài ra việc xét nghiệm cần phải được thực hiện bằng nhiều hình thức, bao gồm RT-PCR và cả test nhanh; mẫu đơn và cả mẫu gộp nhằm đảm bảo thời gian phát hiện ca dương tính nhanh nhất. Đây là bài toán khó nhưng TP.HCM phải giải quyết, nếu muốn đuổi kịp và khống chế dịch.

Bên cạnh xét nghiệm rà soát ca mắc trong cộng đồng, TP.HCM phải bảo vệ bằng được các khu công nghiệp và phải tiêm xong 836.000 liều vắc xin mà Chính phủ phân bổ trong 5 ngày.

Phải chống dịch bằng hai chân - Ảnh 3.

TP.HCM đang tăng tốc tiêm vắc xin trong những ngày tới. Tại điểm tiêm Nhà thi đấu Phú Thọ với 46 bàn tiêm cho khoảng 9.000 người - Ảnh: D.PHAN

* TS.BS Nguyễn Thanh Phong (trưởng khoa nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM):

Kết hợp các giải pháp để trì hoãn lây lan

9-bac-si-nguyen-thanh-phong- 2(read-only)


Có thể thấy tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM hiện đang rất phức tạp, số ca mắc ngày một tăng cao, ở nhiều nơi. Riêng tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi (quy mô 500 giường), nơi tôi vừa được phân công kiêm nhiệm phó giám đốc phụ trách chuyên môn, hiện số bệnh nhân được chuyển vào điều trị đã gần phủ kín. 

Dịch COVID-19 ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng rất khác. Do đó không thể áp dụng một cách rập khuôn theo mô hình của một số nước đang làm, đó là bớt truy vết, không phong tỏa và tập trung vào tiêm vắc xin. Các giải pháp này cần phải được thực hiện song song cùng lúc, bao gồm khoanh vùng, tăng tốc truy vết xét nghiệm, nâng cao ý thức tuân thủ nghiêm khuyến cáo 5K và cuối cùng mới là vắc xin. Đó là 4 yếu tố quan trọng nhất, chỉ khi được thực hiện đồng bộ chúng ta mới có thể sớm kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Hiện nay, thực tế việc tuân thủ của người dân trong phòng chống dịch chưa thực sự nghiêm ngặt. Vẫn còn nhiều người không đeo khẩu trang, tụ tập đông người. Do đó, tùy điều kiện việc phong tỏa, truy vết, thực hiện biện pháp 5K vẫn là các cách giúp chúng ta hạn chế sự lây lan dịch từ các điểm nóng ra các khu chưa có dịch. Đây cũng là cách để trì hoãn không cho số ca mắc tăng cao thêm trong cộng đồng trong lúc chờ đợi có vắc xin.

* Một chuyên gia dịch tễ tại TP.HCM (đề nghị không nêu tên):

Phải chặn "bắt" bằng được F0

Trong đợt dịch thứ tư này, TP.HCM đang có những dấu hiệu cho thấy sự lúng túng trong việc đưa ra các giải pháp phòng chống dịch COVID-19. Trong đó việc phong tỏa có nhiều điều bất cập, công tác truy vết xét nghiệm chưa đúng trọng tâm làm mất sức nhân viên y tế. Và nếu không có sự điều chỉnh số ca bệnh có thể còn tăng lên trong thời gian tới.

Với thực tế các ca F0 "lang thang" được tình cờ phát hiện trên diện rộng như hiện nay, điều cần thay đổi trước tiên là chiến lược truy vết xét nghiệm. Không nên dồn tập trung mọi nguồn lực vào truy vết xét nghiệm ở những nơi có ca nhiễm, mà cần phải chia nhỏ lực lượng, mở ra ở nhiều khu vực khác nhau (chưa có ca nhiễm) bằng test nhanh. Việc này giúp "vét" bằng được F0 đang âm thầm tồn tại trong cộng đồng. Có như vậy mới có dữ liệu đánh giá được tổng thể tình hình dịch bệnh, từ đó đưa ra các giải pháp bảo vệ người có nguy cơ (có khả năng dễ bị bệnh và tử vong) bằng việc ưu tiên chích ngừa vắc xin.

Ngoài ra, việc "đổ bộ" xét nghiệm trên một khu vực cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đó là không tránh khỏi lấy sai, lấy ẩu (dương thành âm), nguy cơ lây nhiễm từ người có bệnh sang không có bệnh. Và khi tưởng rằng đã tạm yên tâm với khu vực này, rõ ràng dịch đã lây sang khu vực khác.

Ngành y tế TP.HCM vừa đưa ra quy định làm xét nghiệm cho F2 (2 lần), theo tôi là chưa phù hợp. Bởi có F0 mới có F1, F2. Trong khi F0 còn ngoài cộng đồng chưa thể truy vết, chưa thể xét nghiệm nổi thì nguồn lực sẽ không đủ để làm các xét nghiệm cho F2 như yêu cầu.

Xét nghiệm 500.000 mẫu/ngày, được không?

nt_malang_7 1(read-only)

Lực lượng chức năng lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại quận 1, TP.HCM - Ảnh: NHẬT THỊNH

Kế hoạch sắp tới của TP.HCM là tăng cường năng lực xét nghiệm, trong đó tổ chức tầm soát lấy mẫu trên diện rộng tại các khu vực có nguy cơ cao, có trọng tâm, trọng điểm với kế hoạch phấn đấu đạt 500.000 mẫu/ngày.

Đó là một trong các biện pháp trọng tâm được đề cập trong chỉ thị về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM. Nhưng năng lực xét nghiệm hiện tại của TP là bao nhiêu, đủ đạt được mục tiêu 500.000 mẫu/ngày?

Trong nhiều cuộc họp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết ngành y tế TP đã chuẩn bị kịch bản dịch lan rộng trong cộng đồng từ thấp đến cao bằng việc dự trữ đầy đủ sinh phẩm, bộ test xét nghiệm. Theo đó con số này vào khoảng 90.000 test PCR và 30.000 test nhanh sẵn có. Ngoài ra ngành y tế có tính toán mua thêm 200.000 test PCR và 100.000 test nhanh.

Báo cáo cho rằng với sự phối hợp giữa các cơ sở y tế của thành phố (công - tư) và trung ương trên địa bàn, TP.HCM đảm bảo công suất xét nghiệm tương ứng 15.000-20.000 mẫu đơn trong 24 giờ, khi cần thiết có thể huy động lên đến 30.000-40.000 mẫu đơn. Ngoài ra thành phố có thể huy động lực lượng các đơn vị y tế (khoảng 930 đội) tham gia lấy mẫu xét nghiệm, có ngày cao điểm thực hiện 100.000 mẫu/24 giờ, có thể nâng công suất tối đa lên 200.000 mẫu/24 giờ.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, với việc tăng cường năng lực xét nghiệm, thời gian qua tất cả các bệnh viện công lập, tư nhân; các trường ĐH đào tạo y khoa đều được huy động với một số lượng khổng lồ. Có ngày cao điểm huy động gần 2.000 nhân viên y tế "rải" khắp các điểm nóng lấy mẫu suốt đêm nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu.

Tuy vậy, việc triển khai lấy mẫu cũng đang gặp phải nhiều khó khăn như thiếu lực lượng điều phối công tác lấy mẫu, thiếu hóa chất, các dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm và phải... ngồi chờ.

"Nhận tin báo, chúng tôi xuất quân đi rất nhanh nhưng đến nơi thiếu đủ thứ, từ nhân viên y tế địa phương, chính quyền địa phương; hóa chất, dụng cụ xét nghiệm, thùng đựng mẫu... Ở nhiều khu vực, người dân tập trung rất mất trật tự, lộn xộn khiến việc lấy mẫu gặp khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn phòng dịch", một nhân viên đi lấy mẫu kể lại.

Liệu TP.HCM có thể đáp ứng được năng lực 500.000 mẫu xét nghiệm/ngày? Một chuyên gia dịch tễ đánh giá dù rất mong muốn nhưng "rất khó đạt" với năng lực hiện tại. Theo vị này, muốn đạt con số nêu trên thì ngoài năng lực hiện có, TP.HCM cần phải đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, nhân sự và có một kế hoạch điều phối xét nghiệm khoa học, cụ thể, chủ động.

TP.HCM: Hướng dẫn quy trình khai báo y tế điện tử rất đơn giản, thuận tiệnTP.HCM: Hướng dẫn quy trình khai báo y tế điện tử rất đơn giản, thuận tiện

TTO - Hệ thống khai báo y tế điện tử TP.HCM đã được triển khai và hướng dẫn cụ thể. Bắt đầu từ 24-6, người dân toàn TP sẽ thực hiện khai báo giúp công tác truy vết, khoanh vùng, sàng lọc hiệu quả để cùng đẩy lùi đại dịch.

Xem thêm: mth.6900603242601202-nahc-iah-gnab-hcid-gnohc-iahp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phải chống dịch bằng 'hai chân'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools