Người thông minh là người có IQ cao. IQ là thước đo đánh giá trí tuệ của người đó. Những ai sở hữu IQ cao sẽ có đầu óc vô cùng sáng tạo, do họ có lối tư duy vô cùng logic, trí nhớ tuyệt vời, vì vậy mà những người IQ cao có thể tiếp thu và ghi nhớ mọi thứ rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn. Người thông minh dễ dàng hoàn thành tốt công việc của mình một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, người thông minh có xu hướng thích làm việc một mình vì họ cầu toàn hơn. Trong thực tế, cho dù bạn có giỏi đến đâu thì bạn vẫn phải cần sự giúp đỡ của những thành viên khác trong nhóm hay những bộ phận khác trong công ty. Vậy nên, để thành công thì thông minh thôi vẫn chưa đủ.
Kẻ khôn ngoan là người có cả IQ và EQ cao. Người EQ cao là người khéo léo trong cuộc sống, khéo léo trong giao tiếp với đồng nghiệp và cả cấp trên. Việc khéo léo trong giao tiếp không phải là giả vờ hay nịnh nọt. Khéo léo là biết khen biết chê biết góp ý đúng nơi đúng thời điểm. Người khéo léo không bao giờ thiệt thòi.
Trong một số thống kê khác với nhiều nhân tố hơn, thành công dựa trên 20% kỹ năng chuyên môn và 20% trí thông minh IQ, còn khoảng 60% còn lại phụ thuộc hết vào chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ. Như đã đề cập ở trên, trong công việc đôi lúc chúng ta cần sự giúp đỡ của những người khác vậy nên việc khéo léo sẽ giúp công việc của bạn thuận lợi hơn.
Người khéo léo thường dễ dàng có được "lòng người". Để trở thành một người lãnh đạo giỏi bạn cần biết cách "mềm mỏng" trong cách cư xử với nhân viên. Dù năng lực có giỏi đến đâu mà thiếu sót trong giao tiếp thì con đường sự nghiệp cũng khó khăn.
Người khôn ngoan khác với người thông minh ở điểm, người khôn ngoan linh hoạt và xử lý tình huống "mềm mỏng" chứ không quá rập khuôn.
Vậy vì sao người khôn ngoan lại có lợi thế hơn trên con đường sự nghiệp?
Người khôn ngoan luôn khéo léo trong giao tiếp. Giao tiếp thông minh là chìa khóa thành công.
Ông bà ta thường có câu : "học ăn, học nói, học gói, học mở", cho thấy tầm quan trọng của việc khéo léo, cẩn thận khi giao tiếp. Vậy, giao tiếp là một kỹ năng rất đáng để chúng ta quan tâm rèn luyện để không ngừng nâng cao khả năng truyền thông của bản thân cũng như đem lại nhiều thiện cảm và ấn tượng với những người mà mình có dịp tiếp xúc.
Một trong lợi ích đầu tiên khi mình giao tiếp tốt là mình luôn rất tự tin khi tiếp chuyện và chia sẻ với mọi người. Nhiều bạn do chưa được trang bị những cách thức giao tiếp nên thường xuyên e ngại, đặc biệt là những khi tiếp xúc với những người lần đầu gặp mặt. Điều này đã khiến cho không ít người đánh mất một cơ hội có thêm một người tâm giao tốt , một đối tác kinh doanh, một người tư vấn hỗ trợ….
Bên cạnh đó, khi giao tiếp tốt sẽ làm vị thế của Bạn trong mắt người khác tăng lên. Từ đó những lời mà bản thân phát ngôn ra luôn có trọng lượng với mọi người và ít khi bị rơi vào trường hợp người khác bằng mặt mà bằng lòng với mình.
Hơn thế nữa, nếu biết cách nắm bắt được tâm lý của những người tiếp xúc, chúng ta sẽ chủ động điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với những câu chuyện trao đổi và luôn làm cho người đối diện cảm thấy gần gũi vì những vấn đề của họ luôn được quan tâm trong quá trình giao tiếp.
Không những vậy, khi khả năng giao tiếp được rèn luyện ở những cấp bậc cao hơn thì Bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng thuyết phục và tạo ra một sức hút mãnh liệt với những đối tác kinh doanh từ đó mang lại những kết quả tốt nhất cho sự nghiệp của mình.
Thẳng thắn không phải là cái cớ cho sự vô duyên của bạn
Người khéo léo là người biết ăn nói, khôn khéo trong cách ứng xử. Tuy nhiên người ta thường nhầm lẫn giữa khéo léo và thảo mai, nịnh bợ. Nói chuyện vừa lòng là biết sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp. Tuy nhiên, nhiều người đem thẳng thắn làm cái cớ cho sự vô ý tứ của mình. Nhiều người trẻ cho rằng khi góp ý thẳng thắn là bộc trực là cá tính nhưng thực tế người thẳng thắn sẽ nói thật những gì mình nhìn thấy, những gì mình chứng kiến, dù việc đó là tốt hay xấu họ vẫn thẳng thắn nói rõ vấn đề của việc đó. Tuy nhiên, họ vẫn cẩn trọng trong lời nói, lựa lời mà nói. Bên cạnh đó, thời điểm, không gian để góp ý nó cũng thể hiện sự khéo léo của bạn.
Đối với đồng nghiệp, người khéo léo luôn quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp. Quan tâm chứ không phải để tâm. Để tâm là luôn để ý một cách soi mói. Quan tâm đúng cách là chân thành chú ý đến những điều cá nhân rồi đi ngồi lê đôi mách. Ở chốn văn phòng,
Qua những phân tích trên, có lẽ chúng ta đã phần nào hình dung đến tầm quan trọng cũng như những lợi ích thiết thực của kỹ năng giao tiếp và sự tác động, ảnh hưởng của kỹ năng này đối với cuộc đời của mỗi người là rất lớn. Có nhiều người với khả năng giao tiếp tốt đã mang đến cho họ các mối quan hệ hòa thuận trong gia đình, tình cảm bạn bè, đồng nghiệp cũng gần gũi và bền chặt, cấp trên yêu mến, được khách hàng đặt trọn niềm tin, được những người xung quanh thật sự nể trọng….
Và tất cả những thành quả đó không phải ngẫu nhiên đến với mỗi người , mà chỉ có thể có được thông qua một nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giao tiếp, luôn tìm cách rèn luyện nâng cao kỹ năng của bản thân thông qua các khóa học, hỏi hỏi từ những người tiếp xúc, rút kinh nghiệm từ chính bản thân mình…để tự tìm ra cách vận dụng phù hợp nhất với bản thân mình trước mọi tình huống giao tiếp đa dạng trong cuộc sống.
HR Insider
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị